20:23 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vì sao xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2015 sụt giảm? - Bài 2: Ứng phó chưa linh hoạt

Thứ bảy - 08/08/2015 23:42
Trong nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp GDP nông nghiệp nói chung giảm dần xuống là điều tích cực trong việc phát triển kinh tế của những đất nước hướng tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Việt Nam. Nhưng với việc “hụt hơi” những mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, tôm, cá... cho thấy có điều gì đó bất ổn.
 
“Rào cản” tỷ giá…
 
Bước vào năm 2015, một loạt khó khăn xuất hiện với mặt hàng thủy sản chủ lực. Ngay từ tháng 3, khi đồng USD tăng giá mạnh, đồng Euro và đồng Yên mất giá, Hiệp hội Chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam (VASEP) đã nhận định, sự biến động tỷ giá các đồng ngoại tệ này không chỉ làm xáo trộn hoạt động kinh tế thế giới mà tác động trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản. Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp thủy sản. Vì vậy, sự biến động USD, euro và yên tạo áp lực, gây khó cho việc xuất khẩu thủy sản, do hơn 90% doanh nghiệp thủy sản dùng USD là đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế các đơn hàng.
 
Trong khi tỷ giá USD/VND lúc đó vẫn không đổi thì tỷ giá các nước cạnh tranh trực tiếp được thả nổi. Hàng Việt đột nhiên giá cao hơn, khả năng cạnh tranh kém hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đơn hàng và lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính sự phản ứng chậm trễ trong chính sách đã làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nếu như năm 2014, nhờ khắc phục sớm dịch bệnh, con tôm Việt Nam kịp thời đáp ứng nhu cầu các thị trường, nhất là Mỹ, nên lợi nhuận mặt hàng này rất cao. Sang năm 2015, nguồn cung tăng mạnh trở lại từ các nước (khắc phục được dịch bệnh như Việt Nam) nên con tôm Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt, cộng thêm đó là mức áp thuế chống bán phá giá tôm của Mỹ, trong khi các nước cạnh tranh trực tiếp như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia lại không bị áp mức thuế này.
 
Biến động tỷ giá USD tác động mạnh đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (Ảnh chế biến cá xuất khẩu tại TPHCM). Ảnh: Cao Thăng

Cũng theo VASEP, ngay từ tháng đầu năm, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10(POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam gần 1 USD/kg, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm mạnh 23,5% so với cùng kỳ năm trước, sau đó giảm tiếp 19,4%. Khi đồng USD tăng mạnh, nhà nhập khẩu yêu cầu giảm giá, dè dặt mua hàng làm giá xuất bình quân cá tra sang Mỹ quý giảm khoảng 5 cent/kg so với cùng kỳ năm trước. Khó khăn tại thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất, là nguyên nhân kéo giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Nhiều người ngộ nhận khi cho rằng, cá tra là mặt hàng gần như “một mình một chợ” của Việt Nam trên thế giới nên có thể quyết định về giá, nhưng thực tế cá tra Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt với cá da trơn tự nhiên như cá tuyết, cá minh thái Alaska. Khi nguồn hàng 2 loại cá tự nhiên này dồi dào, người tiêu dùng các nước ưu tiên sử dụng thay vì cá tra Việt Nam. Nhưng theo VASEP, các quy định về tỷ lệ mạ băng trong Nghị định số 36/2014 của Chính phủ cũng là “nút thắt” nên năm 2015, giá trị xuất cá tra khó đạt mục tiêu và có thể giảm so với năm 2014.
 
Bán cái thị trường cần
 
Thế mạnh của nông sản Việt Nam tập trung ở những mặt hàng như gạo, nhân điều, cà phê, hồ tiêu, cao su...  Một số nông sản xuất khẩu tăng nhanh hơn so với khối lượng xuất khẩu do xu hướng phục hồi giá, nhưng lại mang tính nhất thời; giá trị sản phẩm một số được nâng lên nhờ chất lượng được cải thiện, giảm dần khoảng cách giữa giá bình quân thế giới và giá nông sản xuất khẩu Việt Nam. Nhưng khi đạt ngưỡng và cung vượt cầu mà thiếu danh mục sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng, chủ yếu vẫn là dạng thô hay sơ chế (như nhân điều), ít qua chế biến nên khi thị trường biến động, lập tức bị tác động. Điều này cho thấy khả năng phản ứng và thích nghi của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thậm chí thụ động trước nhu cầu thị trường thế giới. Xúc tiến thương mại nông sản vẫn là chào bán sản phẩm có sẵn.
 
Chuẩn bị bước vào những cuộc chơi rộng lớn hơn từ các hiệp định thương mại đã và sắp ký kết, chúng ta cần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu; đầu tư tập trung năng lực chế biến sâu nông sản. Một trong những chỉ tiêu xác định chất lượng sản phẩm nông nghiệp là thị hiếu tiêu dùng. Đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đồng nghĩa với giá cả được gia tăng, cho nên việc xác định phân khúc và khối khách hàng, nhu cầu, sở thích và mức thu nhập là việc làm cần thiết để có cơ sở bán cái thị trường cần. Đây là điều chúng ta còn thiếu.
 
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều gạo Việt Nam nhất trong mấy năm qua. Ngoài quy định điều kiện cấp hạn ngạch nhập khẩu mới, nước này còn hạn chế nhập khẩu bằng quy định cấp giấy chứng nhận chất lượng gạo thông qua công ty kiểm tra chất lượng của Trung Quốc (CIC) và gạo thu hoạch không quá 3 tháng. Đây là rào cản kỹ thuật và làm tăng thêm chi phí xuất khẩu. Philippines - thị trường lớn thứ hai của Việt Nam về xuất khẩu gạo, thông báo chương trình nhập khẩu gạo tư nhân MAV năm 2015 với số lượng 805.200 tấn, trong đó hạn ngạch gạo nhập khẩu từ Việt Nam là 293.100 tấn, theo các điều kiện được quy định chặt chẽ. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm tùy thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Thị trường châu Phi vẫn là thế khó vì chỉ có lợi cho các nguồn cung cấp gần, cước phí thấp như Ấn Độ và Pakistan.
 
Bài viết liên quan:
 
 
Công Phiên (Báo Sài Gòn Giải Phóng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 330

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 328


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 731501

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70958816