06:28 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

XK thủy sản giảm: Nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng thị trường

Thứ sáu - 16/08/2019 10:16
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới khiến giá thủy sản đang ở mức thấp. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong quý III/2019 tiếp tục đối mặt với khó khăn, rất khó đạt mục tiêu 10 tỷ USD đề ra hồi đầu năm.

Đâu là giải pháp để khôi phục đà tăng trưởng ngành hàng chủ lực này?

tr7.jpg

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng nuôi 2 giai đoạn trên hồ tròn lót bạt của ông Nguyễn Văn Suồi, xã Vân Khánh Đông (An Minh - Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải.

Hai ngành hàng chủ lực đều gặp khó

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018.

Hai ngành hàng chủ lực của thủy sản xuất khẩu là tôm và cá tra đều gặp khó. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỉ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018 (mục tiêu xuất khẩu năm 2019 là 4,2 tỉ USD).

Nguyên nhân được VASEP đưa ra là do giá tôm giảm, các thị trường chính giảm nhập và sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Ecuador.

VASEP cho biết, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm giảm gần 5%, chỉ đạt hơn 233 triệu USD. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 do Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Ecuador (lợi thế giá thấp hơn tôm Việt Nam).

Bên cạnh những nguyên nhân như Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên, bị cạnh tranh bởi Ấn Độ và Ecuador tại thị trường Trung Quốc, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu, đồng NDT mất giá cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này.

Đồng NDT liên tục giảm giá so với đồng USD cũng là nguyên nhân khiến giá xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Trung Quốc cao hơn, làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.

Dù vậy, VASEP kỳ vọng, những tháng cuối năm, xuất khẩu tôm sẽ nhích dần lên nhờ tranh thủ thị phần từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhu cầu nhập khẩu nhích lên trong nửa cuối năm và cạnh tranh từ Ấn Độ giảm bớt do thị trường này đã qua vụ thu hoạch chính.

Tương tự, đối với cá tra, mặc dù mục tiêu xuất khẩu năm 2019 đề ra chỉ bằng năm 2018, tức 2,3 tỷ USD, nhưng rất khó đạt được. Tính đến hết tháng 6, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 961,6 triệu USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2018. VASEP dự báo sang quý III, xuất khẩu cá tra sẽ tăng trở lại nhưng không quá mức 15%.

Hạ giá thành thì lợi nhuận sẽ tăng

Trong khó khăn chung của ngành tôm, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) dù đã tăng sản lượng xuất khẩu lên 10 - 15% trong 7 tháng đầu năm nhưng giá trị lại giảm 1% so với cùng kỳ.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty, cho biết, giá tôm giảm là nguyên nhân chính dẫn đến giá trị xuất khẩu giảm. “Các nhà nhập khẩu căn cứ vào giá nguyên liệu tôm từ nước xuất khẩu lớn nhất là Ấn Độ để đàm phán giá tôm chế biến. Ấn Độ tăng sản lượng, giảm giá 10-12%. Ngoài ra, Trung Quốc là nước xuất khẩu tôm giá trị gia tăng lớn, đồng tiền của họ đang mất giá cũng kéo giá xuất khẩu từ những thị trường khác xuống theo”, ông Lĩnh giải thích.

Theo ông Lĩnh, nông dân hạn chế nuôi vụ mới nên từ nay đến cuối năm, xuất khẩu tôm khó tăng cả về sản lượng lẫn giá trị do nguyên liệu sụt giảm. Tuy vậy, các nhà nhập khẩu vẫn còn tôm tồn kho giá thấp đã mua trước đó.

“Điểm yếu của ngành tôm Việt Nam là giá thành tôm nuôi cao hơn thế giới, nếu hạ được giá thành thì lợi nhuận sẽ tăng. Điều bất hợp lý là nguyên liệu thức ăn thủy sản đang ở mức thấp nhưng giá thức ăn cho tôm không hề giảm”, ông Lĩnh đặt vấn đề.

Đồng quan điểm, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), cho biết, năm nay, sản lượng tôm nuôi không như dự kiến, nguồn nhập khẩu không đáng kể nên xuất khẩu không tăng. Khả năng hết năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất bằng năm 2018 hoặc giảm chút đỉnh.

Giải pháp khơi thông thị trường

Theo dự báo của VASEP, xuất khẩu thủy sản sang EU có thể khả quan hơn trong những tháng cuối năm nay nhờ hiệu ứng từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Nhật Bản cũng có thể  khả quan hơn, nhất là với mặt hàng tôm. 

Tuy nhiên, Hiệp hội vẫn lo ngại thẻ vàng IUU có thể kéo giảm xuất khẩu hải sản sang EU. Trong khi đó, nhu cầu của Trung Quốc được dự báo không có dấu hiệu cải thiện, ít nhất là trong nửa cuối năm nay, nên xuất khẩu sang thị trường này dự kiến vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VASEP, Trung Quốc ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Có khả năng, từ ngày 1/10/2019, các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc đều phải có chứng thư xuất khẩu đi kèm.

Do đó, VASEP lưu ý doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu mới về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như các quy định, tiêu chuẩn về bao bì, ghi nhãn hàng hóa và mã vạch vùng miền để xuất khẩu bền vững cũng như nâng cao giá trị gia tăng.

Đối với mặt hàng tôm, muốn tăng sức cạnh tranh, người nuôi tôm cần hướng tới nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ASC, BAP… để dễ thâm nhập vào các hệ thống phân phối thủy sản cao cấp của Trung Quốc.

Đối với ngành hàng cá tra, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết, doanh nghiệp và người nuôi cá đang gặp khó khăn, nếu tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Tình hình hiện nay rất cần Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương hỗ trợ xúc tiến thương mại, khơi thông thị trường để gia tăng lượng xuất khẩu, giải phóng hàng tồn.

Bên cạnh đó, cũng cần chính sách cụ thể để phát triển thị trường nội địa bởi thị trường gần 100 triệu dân rất lớn nhưng hiện tiêu thụ chưa tới 5% sản lượng cá tra sản xuất được. “Cá tra là loài thủy sản nuôi sạch, giá rẻ so với nhiều loài cá khác nên nếu được hỗ trợ bước đầu để xây dựng kênh phân phối nội địa, sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường”, ông Quốc nói.

Với những tín hiệu khả quan và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm sẽ hồi phục với mức tăng khoảng 5% và đạt trên 5 tỷ USD.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong 6 tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là EU, đạt hơn 300 triệu USD, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 7 tháng qua, 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu thủy sản Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm 55,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản .

Các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Mexico tăng 21,3%; Đài Loan (Trung Quốc) tăng 16,6%; Malaysia tăng 13,2% và Nhật Bản tăng 11%.

Theo Thanh Tâm/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 100

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 25810

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 253399

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73300370