04:18 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu gạo đang mất dần thị trường

Chủ nhật - 20/09/2015 20:29
Xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tiếp sụt giảm trong thời gian khá dài, thậm chí còn mất dần thị trường do bị cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung trên thế giới. Đặc biệt, việc chưa có thương hiệu đã và đang khiến gạo Việt “thua đau”.
 
 
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất giảm 7,2% về  lượng và 12,46% về giá trị. (Ảnh: Phan Thu)

Xuất khẩu ảm đạm
 
Trong 8 tháng đầu năm 2015xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 3,8 triệu tấn (ít hơn cùng kỳ năm ngoái 0,4 triệu tấn), đạt 1,64 tỷ USD. Không chỉ giảm về lượng mà giá xuất khẩu gạo cũng ở mức thấp. Theo Bộ NN&PTNT, giá gạo xuất khẩu bình quân trong 7 tháng đầu năm đạt 429,07 USD/tấn, giảm 5,33% so với cùng kỳ năm 2014. Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 35,21% thị phần trong 7 thángvới 1,33 triệu tấn, đạt 524,7 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường này có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 7,2% về khối lượng và giảm 12,46% về giá trị). Các thị trường có sự giảm đột biến trong 7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Philippines (giảm 34,34% về khối lượng và giảm38,58% về giá trị), Singapore (giảm 40,48% về khối lượng và giảm 36,84% về giá trị), và Hồng Kông (giảm28,45% về khối lượng và giảm 34,49% về giá trị).
 
"Xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm vẫn còn bi đát bởi chắc chắn Thái Lan chưa thể bán hết gạo tồn kho và họ sẵn sàng bán giá rẻ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, châu Phi. Thị trường châu Phi có nhu cầu lớn về gạo tuy nhiên họ không có tiền để mua. Thái Lan có thể sẽ “nhảy vào” thị trường này bởi nước này sẵn sàng cho châu Phi vay tiền mua gạo. Thị trường Trung Quốc chủ yếu vẫn là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì vẫn có thể duy trì thị phần. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo cấp cao sang thị trường này sẽ gặp trở ngại vì doanh nghiệp Việt Nam có hành vi gian dối trong buôn bán bằng cách bán gạo Nhật giả”. Chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân
 
Vì sao xuất khẩu gạo ngày càng giảm và “nhường sân” cho các nước khác?
 
Có thể kể ra một loạt nguyên nhân như do nguồn cung gạo trên thế giới dồi dào, các nước nhập khẩu lớn và truyền thống của Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp gạo bên cạnh gạo Việt Nam nhằm tận dụng sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu, các nước nhập khẩu tập trung nghiên cứu, đầu tư sản xuất trong nước. Bổ sung thêm thông tin, ông Võ Tòng Xuân chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo phân tích, xuất khẩu gạo của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt từ những nước xuất khẩu gạo lớn làm giá xuất khẩu gạo giảm. Nhất là thị trường Thái Lan, lượng gạo tồn kho khá lớn và Thái Lan muốn bán ra với giá rẻ để trả nợ ngân hàng. Chỉ yếu tố giá đã khiến gạo Việt Nam khó cạnh tranh với gạo Thái Lan ở các thị trường như châu Phi, Philippines, chứ chưa kể đến yếu tố chất lượng. Ngoài ra, lượng gạo Việt Nam tiếp tục gia tăng nên càng làm thị trường ứ đọng, bị người mua dìm giá.
 
Còn theo ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thị trường xuất khẩu gạo phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung Quốc. Các thị trường truyền thống, lợi thế trước đây bị đánh mất vào tay các nước xuất khẩu khác. Trong khi đó, Thái Lan đa dạng hóa thị trường với nhiều sản phẩm chất lượng nên có thế mạnh riêng ở mỗi thị trường từ khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu, Trung Quốc đến thị trường cấp thấp như châu Phi.
 
Tuy nhiên, lý do cố hữu lâu nay khiến gạo Việt lép vế trên thị trường là do chưa có thương hiệu. Thực tế, điểm yếu nhất của gạo Việt Nam là thiếu đồng đều về chất lượng, chủ yếu phân chia theo tỷ lệ tấm, thông dụng 5%, 15%, 25%. Gạo Việt Nam có lợi thế trên thị trường chủ yếu gạo trắng, hạt dài, nhưng không có tên giống. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam lâu nay chủ yếu tới các nước Nam Á và Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ La tinh.
 
Chăm lo thị trường
 
Có thể thấy, việc xây dựng thương hiệu gạo là vấn đề cấp bách hiện nay. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng xây dựng được các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm. Thế nhưng theo giới chuyên gia, muốn xây dựng được thương hiệu gạo phải làm tốt khâu thị trường, tổ chức lại sản xuất mới nói đến thương hiệu được.“Doanh nghiệp không thể tự xúc tiến thương mại, các cơ quan xúc tiến phải giúp đỡ để doanh nghiệp đưa sản phẩm đi ra nước ngoài bởi doanh nghiệp không có kinh phí, không giỏi ngoại ngữ…”, ông Xuân nói.
 
Nhận định được khó khăn của mặt hàng gạo, Bộ Công Thương đã có nhiều cuộc họp bàn để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp xúc tiến thị trường xuất khẩu trọng điểm như Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Hồng Kông… Cụ thể, đối với thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức gặp gỡ, làm việc với các cơ quan liên quan tại các địa phương phía Nam Trung Quốc giáp biên giới với các tỉnh phía Bắc của Việt Nam và tổ chức giao thương giữa các doanh nghiệp. Với thị trường Hồng Kông, hàng năm, nhu cầu tiêu thụ gạo vào thị trường này khoảng 300.000 tấn gồm các loại gạo cao cấp như gạo thơm và gạo Jasmine. Theo báo cáo của cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông, trong năm 2014, tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông là 126.400 tấn chiếm 39,5% thị phần gạo tại Hồng Kông, đứng thứ hai sau Thái Lan với154.300 tấn, chiếm 48,2%. Ngoài việc nhập khẩu để tiêu thụ nội địa, Hồng Kông còn có vai trò là thị trường trung chuyển, tái xuất vào các khu vực lãnh thổ khác như Ma Cao, Trung Quốc, Mỹ và một số nước khác.
 
Được biết, Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ Công Thương sử dụng 3,69 tỷ đồng từ nguồn kinh phí đã giao năm 2015 (8,2 tỷ đồng kinh phí hoạt động các Trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài nhưng chưa triển khai) để triển khai chương trình xúc tiến thương mại gạo năm 2015. Trong công văn Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế đặc thù đối với hoạt động xúc tiến thương mại gạo có nêu, doanh nghiệp khi tham gia chương trình xúc tiến sẽ được hỗ trợ 100% theo hình thức thực thanh thực chi các khoản như chi phí vé máy bay, chi phí tổ chức hội thảo và gặp gỡ giao dịch thương mại, chi phí tuyên truyền, quảng bá và mời khách đến giao dịch thương mại tại nước sở tại. Việc hỗ trợ 100% theo hình thức thực thanh thực chi, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tham gia các đoàn công tác tại các thị trường mới, thị trường tiềm năng (như Hoa Kỳ, Mexico, EU, châu Phi...) nhằm tận dụng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tăng cường quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm khách hàng nhập khẩu gạo Việt Nam.
 
Phan Thu (Báo Hải Quan)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 352

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 348


Hôm nayHôm nay : 33675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 696201

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70923516