21:02 EDT Thứ tư, 24/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “mở hàng” giảm 1,4%

Thứ tư - 01/02/2017 06:37
Trái với khí thế từ kết quả xuất khẩu kỷ lục trên 32 tỷ USD của năm 2016, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng đầu năm 2017 đang giảm, cả tháng chỉ đạt 2,54 tỷ USD, giảm 1,4% so cùng kỳ năm 2016.

Mặt hàng gạo tiếp tục thể hiện sự bế tắc về thị trường, khi hàng loạt các thị trường truyền thống của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Malaysia, Bờ Biển Ngà… đều giảm mạnh.

Xuất khẩu gạo cả tháng 1/2017 chỉ đạt 325 nghìn tấn, giá trị đạt 136 triệu USD, giảm 32% về khối lượng và giảm trên 35% về giá trị so với cùng kỳ năm năm trước. Thị trường ăn gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm qua vẫn là Trung Quốc, khi chiếm trên 36% về thị phần, tiếp đó là Gana chiếm trên 11,5% thị phần.

Trong khi đó, hàng loạt các nông sản tăng trưởng ấn tượng trong năm 2016 như  cà phê, tiêu, điều…thì ngay tháng đầu tiên năm mới, giá trị xuất khẩu đều giảm rõ rệt.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “mở hàng” giảm 1,4% - 1

Gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu sụt giảm trong tháng 1/2017

Với mặt hàng cà phê, trong tháng 1, xuất khẩu chỉ đạt gần 130 nghìn tấn, kim ngạch chỉ đạt gần 290 triệu USD, giảm 26,5% về khối lượng và giảm gần 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm qua với thị phần lần lượt là 14,8% và 13,5%.

Cùng chung cảnh là mặt hàng hạt điều: Cả tháng đầu năm chỉ xuất khoảng 20 nghìn tấn, giá trị 176 triệu USD, giảm hơn 20 về khối lượng và giảm 4,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 1/2017 ước đạt 8 nghìn tấn, với giá trị đạt 56 triệu USD, giảm 18 về khối lượng và giảm 37% về giá trị.

Một mặt hàng “ế” nhiều trong năm qua là sắn, tiếp tục khó khăn. Sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 1 ước đạt trê 250 nghìn tấn với giá trị đạt 66 triệu USD, giảm 42,5% về khối lượng và giảm 36,4% về giá trị.

Trái ngược với những loại nông sản chủ lực trên, cao su tiếp tục nối được đà tăng giá từ cuối năm trước, đã tạo được sức bật ngay từ tháng đầu năm 2017.

Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 1 đạt trên 100 nghìn tấn, giá trị trên 190 triệu USD, tăng 10,5% về khối lượng và tăng 85% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc và Malaysia là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016, chiếm lần lượt 60% và 7,7% thị phần.

Trong khi đó, với hai nhóm ngành lớn khác là gỗ - sản phẩm từ gỗ và thủy sản thể hiện bộ mặt trái chiều. Gỗ và sản phẩm từ gỗ “mở hàng” trong tháng đầu năm đạt 620 triệu USD, tăng 2,7%; trong khi xuất khẩu thủy sản chỉ đạt gần 520 triệu USD, giảm tới 5% so với cùng kỳ năm ngoái 2017.

Theo Phạm Anh (Tiền phong)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 51662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1144520

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65130464