Ảnh minh họa
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, thời gian vừa qua, ngành rau quả gặt hái được những kết quả xuất khẩu rất ấn tượng. Dự báo năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ cán mức 2,5 tỷ USD, có thể lần đầu vượt qua kim ngạch xuất khẩu lúa gạo. “Trong mấy chục năm qua, chúng ta quan tâm rất nhiều đến lúa gạo mà chưa chú trọng đến rau quả. Dư địa phát triển của lĩnh vực rau quả còn lớn, cần được tập trung thúc đẩy nhiều hơn” - ông Doanh đánh giá.
Theo ước tính của Bộ NNPTNT, hiện nay toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có trên 288.000ha cây ăn quả các loại, cho sản lượng mỗi năm trên 3,18 triệu tấn quả để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Các loại trái cây chủ lực bao gồm: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, cam và quýt, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp và Hậu Giang.
Từ năm 2000 trở lại đây, tiềm năng kinh tế vườn của ĐBSCL được phát huy, theo đó việc canh tác cây ăn trái đã được người dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhờ vậy sản lượng, chất lượng trái cây có tăng lên, hình thành được một số vùng chuyên canh trái cây đặc sản hàng hóa tập trung.
Ông Hoàng Trung- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết: “Mỗi nước có điều kiện khí hậu khác nhau nên sẽ có cơ cấu cây trồng khác nhau. Chính vì vậy, hầu như không có nước nào “liên thông” việc kiểm dịch thực vật. Điều này cũng được quy định rõ ngay cả trong công ước quốc tế. Cũng chính vì quy định này nên song song với các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp nhập khẩu rau quả an toàn, nhiều nước đã lập nên những rào cản kỹ thuật để bảo hộ các mặt hàng trồng trọt trong nội địa. Trong hội nhập sâu, nhất là khi triển khai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), lộ trình thuế suất giảm dần cũng đồng nghĩa với việc các rào cản kỹ thuật như điều kiện kiểm dịch, an toàn thực phẩm sẽ tăng lên.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn