20:05 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng ấn tượng

Thứ sáu - 10/07/2015 04:13
Mặc dù có những khó khăn do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng xuất khẩu rau quả những tháng đầu năm nhìn chung vẫn tiếp tục tăng trưởng. Là người chuyên nghiên cứu về thị trường xuất khẩu rau quả, TS. Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu thị trường (Viện Cây ăn quả miền Nam) nhận định:
Xuất khẩu rau quả Việt Nam trong những tháng đầu năm 2015 tiếp tục có bước tăng trưởng khá ấn tượng (mạnh), mặc dù có từng thời điểm, xuất khẩu rau quả sang thị trường chủ lực Trung Quốc bị ùn tắc do sản lượng cung ứng quá nhiều. Theo đó, 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 592 triệu USD, tăng26,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu trái cây đạt 358 triệu USD (chiếm 60,4% tổng giá trị xuất khẩu rau quả). 
 
Nhãn đang trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng của rau quả Việt Nam đều có mức tăng trưởng khá. Trung Quốc vẫn đứng vững là thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam (chiếm 37,6% tổng thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam). Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 226 triệu USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu rau quả chính yếu: Nhật Bản đạt 40 triệu USD (tăng 5,1%), Hàn Quốc là 30,1 triệu USD(tăng 52,1%), Mỹ đạt 25 triệu USD (tăng 3,2%). Một số thị trường có mức tăng trưởng vượt bật là: Hồng Kông (tăng 198%), Ai Cập (tăng 108,2%), Ấn Độ (tăng 132%), Anh (38,2%), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 895%).
 
Đâu là loại trái cây có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh và có tiềm năng nhất trong thời gian gần đây. Vì sao?
 
- Các mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ yếu của nước ta trong 5 tháng năm 2015 là thanh long đạt 234 triệu USD(tăng 61,2% so với cùng kỳ), nhãn 26,3 triệu USD (tăng 1002%). Hiện nay, nhãn trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Măng cụt đạt 23,1 triệu USD (tăng 225%), Xoài đạt 17,8 triệu USD (tăng 121%), Sầu riêng đạt 5,6 triệu USD (tăng 762%), chôm chôm đạt 3,2 triệu USD (tăng 2,4%) và Mít đạt 2,6 triệu USD (tăng687%).
 
Nguyên nhân đạt mức tăng trưởng cao là do nhu cầu tiêu dùng trái cây tươi tăng cao ở nhiều thị trường chủ lực tăng mạnh, nhiều đơn hàng đã được ký kết với số lượng lớn, chất lượng trái cây được cải thiện thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP/ GlobalGAP.
 
Vậy, khó khăn, tồn tại của xuất khẩu trái cây hiện nay là gì, thưa ông?
 
- Dự báo xuất khẩu rau quả của nước ta sẽ tăng mạnh vào các tháng tới đây. Đây là cơ hội để gia tăng thị phần rau quả Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu là rất lớn do nhu cầu đang tăng mạnh và hàng loạt trái cây của ĐBSCL bước vào mùa thu hoạch rộ như: Thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, măng cụt… Ngoài ra, nhiều chủng loại trái cây như vải, xoài, nhãn, thanh long… của nước ta được nhều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc… mở cửa và cấp phép được nhập khẩu.
 
Tuy nhiên khó khăn hiện nay là chất lượng không ổn định, dù thâm nhập thành công vào các thị trường khó tính nhưng sản lượng xuất khẩu còn ít, chủ yếu là thăm dò thị trường, chi phí vận chuyển cao nên giá bán cao (do chủ yếu xuất khẩu là trái cây tươi nên vận chuyển bằng máy bay), khó cạnh tranh. Trái cây Việt chưa xây dựng thương hiệu tại một số thị trường xuất khẩu chủ lực cho một số chủng loại trái cây chính.
 
Để xuất khẩu rau quả nói chung, trái cây nói riêng ổn định, cần phải làm gì?
 
- Tiếp tục mở cửa thị trường nhập khẩu cho các chủng loại trái cây tiếp theo: Vú sữa, xoài, nhãn, chôm chôm… cải thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cần liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác trái cây để tạo nguồn nguyên liệu ổn định; đẩy mạnh nâng cao chất lượng trái cây thông qua việc áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP; sản xuất rải vụ trái cây để tăng khả năng cạnh tranh với các nước có sản xuất cùng ngành hàng như: Thái Lan, Malaysia, Đài loan (Trung Quốc)… trên thị trường xuất khẩu; xây dựng thương hiệu một số trái cây cho các thị trường xuất khẩu chính yếu…
 
Xin cảm ơn ông!
 
Phương Anh (Báo Ấp Bắc thực hiện)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 202


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 308008

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60629965