20:27 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu sụt giảm, nguồn thu gặp khó

Thứ bảy - 13/08/2016 23:14
Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5,7%, mức thấp nhất trong năm năm qua, và còn có thể tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Điều này khiến cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% đề ra cho cả năm khó có thể đạt được và Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu ngân sách.
Tăng trưởng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2016 bị ảnh hưởng bởi mức tăng trưởng âm của nông nghiệp. Trong ảnh: Chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ

Tăng trưởng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2016 bị ảnh hưởng bởi mức tăng trưởng âm của nông nghiệp. Trong ảnh: Chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều có mức tăng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, kéo tụt mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước trong nửa đầu năm chỉ đạt 5,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, đáng chú ý nhất là mặt hàng dầu thô. Nếu lượng dầu thô xuất khẩu sáu tháng năm 2015 đạt gần 4,6 triệu tấn, trị giá 2,14 tỉ đô la Mỹ thì sáu tháng đầu năm nay, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã bán 8,68 triệu tấn dầu thô và khí hóa lỏng, trị giá 2,4 tỉ đô la Mỹ.

Những nguyên nhân chủ yếu

Trưởng ban Kinh tế vĩ mô và Dự báo, Viện Chiến lược chính sách tài chính (Bộ Tài chính) Nguyễn Thị Hải Bình cho hay, mức tăng trưởng xuất khẩu 5,7% trong nửa đầu năm nay là mức tăng thấp nhất trong năm năm qua. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 9,1% trong nửa đầu năm nhưng vì giá xuất khẩu giảm khoảng 3,85% (tính theo đô la Mỹ) nên tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ dừng ở mức 82,1 tỉ đô la Mỹ. “Chỉ số giá thế giới giảm cùng với thị trường xuất khẩu co lại do tác động của sự kiện Anh rời EU không những làm tốc độ tăng trưởng đầu năm chậm mà tốc độ tăng trưởng cuối năm cũng sẽ chậm theo”, bà Bình nói.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, phân tích thêm: “Ngoài yếu tố giá giảm, có lẽ khả năng tăng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn như Samsung cũng đã đến trần. Họ đã mở rộng mấy năm qua và đến nay không tăng thêm được nữa”. Ông Cung cũng chỉ ra nguyên nhân thứ hai “như dệt may, vì năng lực cạnh tranh của Campuchia, Lào và Myanmar tăng nên đã lấy đi một ít thị trường của Việt Nam trong khi ta chưa có năng lực cạnh tranh để giành thị trường mới. Điều này khiến cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm xuống”.

Xuat khau sut giam, nguon thu gap kho - Anh 2

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến sáu tháng đầu năm chỉ tăng 8,2%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ năm 2015. Do đây là nhóm hàng hóa chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu nên với mức tăng trưởng thấp, nhóm hàng này đã không thể kéo kim ngạch xuất khẩu chung tăng lên.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tự nhận rằng tăng trưởng kinh tế mà cụ thể là tăng trưởng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2016 bị ảnh hưởng bởi mức tăng trưởng âm của nông nghiệp. “Nông nghiệp quí 1 lần đầu tăng trưởng âm bởi những tác động lớn từ biến đổi khí hậu. Quí 2 xuất khẩu nông sản đã dương trở lại nhưng chưa bền vững. Hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn chưa thể khắc phục được ngay, ô nhiễm môi trường nên thủy sản chưa thể khôi phục xuất khẩu mà còn cần thêm tiền hỗ trợ. Thị trường thì cạnh tranh gay gắt, nhất là gạo khi Thái Lan xả kho”, bà Hồng nói.

Cũng theo bà Hồng, nông sản đang chịu bất lợi kép là sản lượng giảm và giá cũng giảm. Do đó, xuất khẩu nông sản quí 3, quí 4 và cả năm có thể phục hồi, không còn tăng trưởng âm nhưng cũng không thể bằng năm ngoái.

Mục tiêu khó đạt

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho rằng việc thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tăng cường giải ngân vốn ODA, đẩy nhanh giải ngân xây dựng cơ bản, bơm tiền vào nền kinh tế sẽ làm méo mó nền kinh tế. Theo ông Thành, phải kích thích nền kinh tế bằng xuất nhập khẩu nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hiện nay còn cách khá xa mục tiêu đề ra cho cả năm là khoảng 10%. Điều này sẽ kéo theo giảm nhập khẩu (máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ cho xuất khẩu) và tác động trực tiếp tới sản xuất trong nước, tới thu ngân sách và tăng trưởng GDP.

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Chính phủ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu cho ngân sách. Ảnh hưởng từ giá dầu thô và hàng hóa cơ bản khác khiến tỷ trọng hai khoản mục thu từ dầu thô và cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh. Tỷ trọng hai khoản mục này trong thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm lần lượt là 4,2% và 14,8% (năm 2015 là 8% và 18,1%; năm 2014 là 12,8% và 18,7%). “Để bù đắp hụt thu, Chính phủ buộc phải đẩy mạnh các nguồn thu khác như tăng thuế bảo vệ môi trường và tăng tiền sử dụng đất”, ông Thành nói.

Theo dự báo của CIEM, tăng trưởng xuất khẩu quí 3 (so với cùng kỳ năm 2015) sẽ ở mức 6,8% và thâm hụt thương mại 0,4 tỉ đô la Mỹ; tăng trưởng kinh tế quí 3 có thể đạt mức 6,14%. Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay không thể đạt con số 6,7%. Theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, dư địa cho tăng trưởng rất hạn hẹp, thậm chí đối với nông nghiệp thì các vấn đề như hạn, mặn không biết bao giờ khắc phục được.

Theo CIEM, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay còn khá tốt so với một số nền kinh tế theo hướng xuất khẩu ở châu Á. Trong suốt giai đoạn từ tháng 7-2015 đến tháng 6-2016, xuất khẩu của Trung Quốc chỉ tăng vào tháng 3-2016; tháng 6 vừa qua giảm 4,9%. Xuất khẩu của Singapore cũng giảm đáng kể trong bốn tháng đầu năm. Xuất khẩu của Thái Lan giảm lần lượt 8% và 4,4% vào tháng 4-2016 và tháng 5-2016.

theo Saigon Times

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 282


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 783203

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71010518