06:55 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu thủy sản 2016: Nỗ lực vượt qua hạn, mặn

Thứ ba - 15/03/2016 23:51
Hạn hán và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL đang vào giai đoạn khốc liệt, khi mà diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại cứ tăng từng ngày. Cùng với lúa gạo, rau màu, vườn cây ăn trái… thì hàng loạt hộ nuôi thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn. Hiện tình trạng tôm, nghêu… bị chết ở nhiều nơi dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
Người nuôi… ngồi trên lửa
 
Những ngày này, người nuôi tôm ở các vùng ven biển như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang… đứng ngồi không yên vì tôm chết đầu vụ xuất hiện và có xu hướng lan rộng. Ông Lê Hoàng Kỳ, ngụ xã Bình Thới, huyện Bình Đại (Bến Tre) than thở: “Ao tôm thẻ rộng hơn 2 công của tôi vừa thả nuôi được 20 ngày tuổi thì xuất hiện bệnh đốm trắng chết tràn lan. Thấy tôm chết, nên tôi đi mua thuốc về phòng trị nhưng vẫn vô hiệu. Cuối cùng mất trắng tiền con giống, thức ăn… hơn 50 triệu đồng”.
 
Đồng cảnh ngộ, ông Lê Minh Hùng, hộ nuôi tôm lâu năm ở xã Bình Thới, lắc đầu: “Mới đầu năm 2016 nhưng nghề nuôi tôm đã bộc lộ nhiều rủi ro. Tôi vừa thả nuôi 2 ao tôm thẻ chưa được 1 tháng tuổi thì bị dịch bệnh làm chết hết, mất trắng hơn 70 triệu đồng”. Không chỉ ở Bến Tre, mà nông dân các tỉnh khác cũng kêu than tôm chết. 
 
 
Nuôi tôm sạch trong nhà kính ở Bạc Liêu, hạn chế được ảnh hưởng của hạn, mặn

Ông Nguyễn Văn Dài, Phó chủ tịch UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: “Từ đầu năm đến nay nông dân trong xã chỉ mới thả nuôi hơn 300/910ha tôm. Khảo sát mới đây đã có 25% diện tích thả nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh. Tình hình đang rất gay go”. 
 
Trong khi đó, một số diện tích nuôi nghêu ở ĐBSCL cũng xuất hiện chết do nắng nóng, độ mặn cao, môi trường ô nhiễm. Ông Khổng Văn Lệnh, ở xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri (Bến Tre) tiết lộ: “Sau khi hàng loạt hộ nuôi hào ở huyện Bình Đại trắng tay vì bị chết tràn lan, thì hiện nay nghêu cũng chết rải rác. Tại xã Bảo Thuận, người dân phát hiện nghêu chết do thời tiết bất lợi nên vội vã thu hoạch nhằm giảm thiệt hại”. 
 
Thạc sĩ Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang nhìn nhận: “Trước diễn biến bất lợi của thời tiết nên sở đã cử cán bộ chuyên môn theo dõi sát độ mặn. Qua đo độ mặn ở nhiều nơi đều quá cao, có nơi tới30‰, vượt ngưỡng cho phép nuôi tôm. Do đó, sở tuyên truyên cho người dân thận trọng, không vội nuôi tôm lúc này sẽ dễ thiệt hại. Về cơ bản phải chờ mưa xuống để độ mặn giảm lại, mới nuôi được”.
 
Nguy cơ thiếu nguyên liệu xuất khẩu
 
Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay tình hình nuôi khó khăn khiến nông dân bất an. Nhiều hộ giảm diện tích nuôi hoặc chưa dám nuôi, nên sản lượng tôm thiếu hụt. Hiện tôm thẻ loại 100 con/kggiá 100.000 đồng/kg, loại 70 con/kg giá 120.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg giá vượt ngưỡng 300.000 đồng/kg… Dù giá tôm rất cao, nhưng các nhà máy chế biến khó mua bởi sản lượng tôm không nhiều.
 
Ông Ngô Thanh Lĩnh, Tổng thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho rằng: “Điều kiện nuôi tôm năm nay khó khăn, nên sản lượng sẽ khó đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu. Dự báo các nhà máy chế biến tôm ở Cà Mau chỉ có thể hoạt động khoảng 50%-60% công suất. Vì vậy, chỉ tiêu xuất khẩu tôm năm 2016 mà tỉnh Cà Mau đưa ra hơn 1,2 tỷ USD, nhưng dự kiến chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD”.
 
Xuất khẩu thủy sản phải nỗ lực để chạy đua chỉ tiêu 7,12 tỷ USD năm 2016
 
Đối với cá tra cũng khốn đốn khi giá giảm ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Cá tra trọng lượng dưới1kg/con giá khoảng 20.000 đồng/kg, cá tra từ 1,3- 1,5 kg/con trở lên giá chỉ 18.000 - 19.000 đồng/kg… người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Do thua lỗ kéo dài nên nhiều hộ ở ĐBSCL ngưng nuôi, bỏ phế ao hầm hoặc chuyển sang nuôi cá khác.
 
Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang phân tích: “Diện tích nuôi cá tra toàn vùng giảm nên sản lượng giảm là hiển nhiên. Song, nghịch lý là giá vẫn thấp. Nguyên nhân do thị trường xuất khẩu dù có tăng nhẹ nhưng nhìn chung còn khó, nhất là những thị trường có giá xuất cao như châu Âu, Hoa Kỳ… sức mua chưa mạnh”. 
 
Theo dự báo, thời gian tới sản lượng cá tra có thiếu hụt hoặc dư thừa đều phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, về cơ bản các ngành chức năng không khuyến cáo nông dân nuôi nhỏ lẻ tự ý mở rộng diện tích do đầu ra bấp bênh.
 
“Hiện những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra quy mô lớn đã xây dựng được vùng nguyên liệu chiếm 70% sản lượng. Do đó, việc thiếu cá trầm trọng sẽ khó xảy ra. Vấn đề hiện nay là tập trung cải thiện con giống để nâng cao chất lượng cá, giảm giá thành nuôi; đặc biệt là đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá, quan hệ đối tác quốc tế… để mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng giá bán. Riêng việc hạn hán và xâm mặn sẽ gây ra khó khăn về nguồn nước sạch nuôi cá, nên các doanh nghiệp, trang trại, hộ nuôi đang chủ động về nguồn nước”, ông Lê Chí Bình nói.
 
Theo Bộ NN-PTNT, trong 2 tháng đầu năm 2016 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Dù tăng, nhưng để đạt được chỉ tiêu xuất khẩu 7,12 tỷ USD trong năm2016, ngành thủy sản phải vượt qua nhiều khó khăn phía trước. Hiện tại, hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt ở ĐBSCL làm ảnh hưởng đến việc nuôi thủy sản.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu Tổng cục Thủy sản, các tỉnh thành ĐBSCL… tăng cường phòng chống dịch bệnh thủy sản; khử trùng ao nuôi, theo dõi sát độ mặn và điều chỉnh lịch thời vụ hợp lý. Các vùng nuôi thủy sản ven biển phải nạo vét thủy lợi, cố gắng chủ động nguồn nước; khuyến cáo người dân không nuôi cá nơi không đảm bảo nguồn nước nhằm tránh thiệt hại do hạn gây ra… 
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, dù khó nhưng thủy sản đóng vai trò xuất khẩu rất quan trọng. Trong năm 2016 sẽ đẩy mạnh thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng bền vững”, đưa ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế…
 
Huỳnh Phước Lợi (Báo Sài Gòn Giải Phóng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 44

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 43


Hôm nayHôm nay : 9551

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 9551

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73056522