18:28 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu thủy sản giảm thê thảm, cá tôm đi đâu?

Thứ ba - 31/03/2015 11:52
Người nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đang lo sốt vó do giá bán sản phẩm giảm mạnh so với đầu năm. Nguyên nhân xuất khẩu thủy sản giảm thê thảm.
Xuất khẩu thủy sản giảm thê thảm, cá tôm đi đâu?

Xuất khẩu thủy sản giảm thê thảm, cá tôm đi đâu?

Người dân ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp thu hoạch cá ba sa, ảnh chụp chiều ngày 18/3. Ảnh: Thanh Tùng

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang giảm mạnh nhất trong vòng năm năm trở lại đây.

Giá tôm cá giảm sâu

Từ mức nuôi trên 2.000 tấn/năm cách đây hơn 4 năm, ông Nguyễn Hoàng Trung ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) chỉ còn nuôi chưa tới 200 tấn cá tra ở thời điểm hiện tại.

“Còn sức đâu nữa mà nuôi. Giá cá thì bấp bênh, chỉ khi nào giá rẻ các công ty mới mua cá của người nuôi nhỏ lẻ như tụi tôi. Như vậy thì không bao giờ lời được”, ông Trung than thở.

Hồi đầu năm nay, giá cá tra bán được giá 24.000-24.500 đồng/kg, mỗi kg cá bán đi người nuôi như ông Trung kiếm lời khoảng 1.000-1.500 đồng/kg. Thế nhưng càng về cuối quý 1-2015 giá cá càng giảm và hiện chỉ còn trên dưới 23.000 đồng/kg.

“Nhà máy nói giá xuất khẩu giảm nên họ giảm giá mua của tôi xuống. Giá này mà ổn thì may ra hòa vốn”, ông Trung cho biết.

Không riêng gì ông Trung, người nuôi cá tra tại ĐBSCL đều ở trong tình cảnh tương tự khi các nhà máy chế biến đồng loạt giảm giá mua so với hồi đầu năm.

Người nuôi tôm sú và tôm thẻ cũng ở tình cảnh tương tự khi giá bán cứ ngày một giảm dần.

Theo ông Trần Văn Ngàn ở Đầm Dơi (Cà Mau) cho hay, hồi đầu năm nay ông bán tôm thẻ loại 100 con/kg được gần 100.000 đồng/kg nhưng đến nay chỉ còn 81.000 đồng/kg, mất 19.000 đồng/kg (giảm gần 20%).

Nếu so với hồi giữa năm ngoái thì giá bán tôm đã giảm tới gần 40.000 đồng/kg. “Giá tôm này thì người nuôi giỏi may ra hòa không thì lỗ”, ông Ngàn cho hay.

Ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc Công ty thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng) cho hay: “Các nhà máy buộc phải giảm giá mua vì giá xuất khẩu đã giảm quá mạnh”, ông Lĩnh nói.

Người dân ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp thu hoạch cá ba sa, ảnh chụp chiều ngày 18/3. Ảnh: Thanh Tùng

Hàng tồn kho chất đống

Ông Trần Văn Lĩnh cho biết năm ngoái giá tôm xuất khẩu sang Mỹ rất cao đã kéo giá ở hầu hết các thị trường khác tăng theo.

Nhưng bước sang năm 2015, nguồn cung từ các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan nhiều hơn, họ lại thả nổi tỉ giá đồng nội tệ so với đồng USD nên giá bán cạnh tranh hơn hẳn so với hàng của VN.

Cùng với thuế chống bán phá giá của tôm vào Mỹ ở mức cao nên để xuất khẩu được hàng các doanh nghiệp phải giảm giá bán.

“Nhưng nếu giảm nhiều thì lỗ nên hiện nay nhiều doanh nghiệp buộc phải trữ lại hàng trong kho”, ông Lĩnh phân tích.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), có trên 90% doanh nghiệp thủy sản chọn USD là đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế cho các đơn hàng.

Do đó, sự biến động tỉ giá của đồng tiền này với các đồng tiền ở các thị trường nhập khẩu như EU, Nhật Bản, Úc,… đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN.

Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc công ty Hùng Vương cho biết, sự mất giá đồng Euro so với đồng USD khiến các nhà nhập khẩu tại châu Âu gặp bất lợi. Nhiều khách hàng trả giá thấp hơn so với trước từ 10-15%.

Nông dân "chết"?

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), ước tính xuất khẩu thủy sản VN trong quý 1-2015 đạt khoảng 1,27 tỉ USD, giảm 23% so với cùng kỳ 2014. Đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng năm năm trở lại đây.

Đặc biệt, hai mặt hàng thủy sản chủ lực của VN là tôm và cá tra đều giảm khá mạnh trong hai tháng đầu năm, trong đó xuất khẩu tôm chỉ đạt 348,6 triệu USD (giảm gần 30%), xuất khẩu cá tra chỉ đạt gần 225 triệu USD, giảm 18%.

Cũng theo VASEP, đồng tiền tại nhiều thị trường nhập khẩu, nhất là châu Âu, bị mất giá mạnh so với USD nên các công ty VN buộc phải giảm giá bán, khiến giá tôm và cá tra giảm mạnh.

Từ đầu năm đến nay trong khi giá tôm thẻ chân trắng giảm khá mạnh

Theo Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc công ty Hùng Vương “Doanh nghiệp VN hoặc phải giảm giá bán để đẩy hàng đi hoặc chất hàng trong kho chờ giá lên. Nhưng biến động về tỉ giá sẽ còn kéo dài nhiều tháng chưa không thể giải quyết trong vài tháng tới”, ông Minh nhận định.

Khi doanh nghiệp giảm giá để đẩy hàng đi, người dân phải "bám vào đâu" để không mất sạch vốn? - là câu hỏi hàng trăm người nuôi thủy sản đau đáu lo do trở tay không kịp.

 

Giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh, giá tôm sú ổn định

Từ đầu năm đến nay trong khi giá tôm thẻ chân trắng giảm khá mạnh thì giá tôm sú, nhất là tôm sống vẫn ổn định ở mức cao.

Ông Võ Hồng Ngoãn (TP Bạc Liêu) vừa bán ao tôm trên 4 tấn cho biết loại tôm sống được các công ty mua cho vào thùng có oxy vận chuyển ra Bắc có giá 300.000 đồng/kg loại 30 con/kg.

Theo kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 78

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 77


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 154184

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73201155