Ảnh minh họa
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), XK tôm trong 4 tháng đầu năm nay đều ở mức dương so với cùng kỳ năm trước, cao nhất là tháng 3 (240,8 triệu USD) và tháng 2 thấp nhất cũng đạt 151 triệu USD. Tính chung, giá trị XK tôm 4 tháng đầu năm đạt 858,8 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Một trong những yếu tố khiến XK tôm hồi phục trở lại là do nhu cầu thị trường tăng lên, lượng tồn kho giảm và giá tôm trên thế giới cũng có xu hướng nhích lên. Ngoài ra, các doanh nghiệp XK tôm Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá giảm trong POR9 cùng với nguồn cung nguyên liệu từ các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador giảm do dịch bệnh và thời tiết xấu cũng là lợi thế cho các nhà sản xuất và XK tôm Việt Nam.
Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ là những thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 94,2% tổng giá trị XK tôm. Trong Top 10 thị trường chính, các thị trường tăng nhập tôm Việt Nam cao nhất gồm Mỹ (tăng 21,8%), EU (tăng 12,1%), Trung Quốc (+28,1%); các thị trường còn lại đều giảm từ 0,1% đến 29,7% trong đó giảm mạnh nhất là Đài Loan (29,7%) và Canada (23,3%).
Vasep dự kiến XK tôm quý II/2016 sẽ đạt khoảng 780 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ năm ngoái. |
Riêng đối với thị trường Mỹ, XK tôm tăng 21,8%, đạt 199,8 triệu là nhờ giá tôm Việt Nam cạnh tranh hơn so với các nước đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Ngoài ra, một số thị trường khác trong khối EU cũng đang có sự bứt phá lớn về nhập khẩu tôm của Việt Nam như Anh và Bỉ với mức tăng lần lượt 38,9% và 65,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ gia tăng về sản lượng mà cơ cấu sản phẩm tôm XK cũng có những thay đổi. Tôm chân trắng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,4% trong tổng lượng hàng XK và tăng trưởng 7%; tôm sú chiếm 34,2% tỷ trọng và tăng 12% sản lượng.
Dự kiến XK tôm quý II sẽ đạt khoảng 780 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Vasep cũng lo ngại, dù giá tôm XK của Việt Nam sang các thị trường tiếp tục xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao hơn so với các nước đối thủ nên vẫn khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, các yếu tố như thuế chống bán phá giá, rào cản kỹ thuật và một số quy định chính sách không thuận lợi tiếp tục chi phối hoạt động XK tôm của Việt Nam trong năm nay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn