04:22 EDT Thứ tư, 24/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU phục hồi

Thứ tư - 08/03/2017 02:58
Sau khi phục hồi trong năm 2016, XK tôm của Việt Nam khởi đầu năm 2017 với đà đi xuống. Giá trị XK trong tháng 1/2017 đạt 198,7 triệu USD; giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU phục hồi

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU phục hồi

XK khẩu tôm giảm trong bối cảnh rào cản kỹ thuật từ các thị trường NK tăng, nhu cầu tôm thế giới đầu năm giảm do tồn kho còn cao. Bên cạnh đó, hiện mới là đầu vụ tôm ở Việt Nam nên nguồn cung tôm nguyên liệu hạn chế, giá tôm nguyên liệu tăng mạnh, khiến các nhà máy thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất.

So với tháng 1/2016, tỷ trọng XK tôm chân trắng trong tháng 1/2017 tăng (chiếm 64% tổng XK tôm) trong khi tỷ trọng XK tôm sú giảm (26,5%), tỷ trọng tôm biển vẫn ổn định (9,5%). Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (HS 03) 68,6 triệu USD; tôm chân trắng chế biến (HS 16) đứng thứ hai với 58,6 triệu USD.

Giá trị XK tôm chân trắng tăng 1% trong khi giá trị tôm sú giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong tổng các sản phẩm tôm chân trắng và tôm sú XK, giá trị tôm sú chế biến khác (HS 16) giảm mạnh nhất 39,6%; giá trị tôm chân trắng chế biến (HS 16) tăng tốt nhất 5,3%.

Trong tổng các sản phẩm tôm XK của Việt Nam, giá trị XK tôm loại khác chế biến đóng hộp (HS 16) tăng mạnh nhất 316,6% tuy nhiên chỉ chiếm giá trị nhỏ 590,6 nghìn USD.

Top 10 thị trường chính bao gồm EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, ASEAN Australia, Đài Loan và Thụy Sỹ, chiếm 94,8% tổng XK tôm Việt Nam.

Tháng 1/2017, giá trị XK tôm Việt Nam giảm khi xuất sang các thị trường hoạt động khá năng động trong năm 2016 như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia trong đó XK sang Australia giảm mạnh nhất 45,5%. XK sang Mỹ và Trung Quốc giảm lần lượt 27,3% và 33,8%. XK sang Hàn Quốc giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2016. Ngược lại, EU và Nhật Bản là 2 thị trường nổi bật ghi nhận mức tăng trưởng tốt lần lượt là 17,1% và 11%.

Trong tháng đầu tiên của năm 2017, EU vươn lên giữ vị trí dẫn đầu về NK tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21,9%. Nhật Bản đứng thứ hai với 21,8%. Mỹ tụt xuống vị trí thứ 3, chỉ chiếm 18,3% tổng XK tôm của Việt Nam đi các thị trường.

EU và Nhật Bản

Tháng 1/2017, EU và Nhật Bản là 2 thị trường có dấu hiệu phục hồi tích cực trong NK tôm từ Việt Nam.

Trong năm 2016, sau khi trồi sụt trong nửa đầu năm, XK tôm sang EU duy trì mức tăng trưởng trong tất cả các tháng của nửa cuối năm. Tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2016, XK tôm sang thị trường này trong tháng 1/2017 tăng trưởng tốt nhất trong số các thị trường NK tôm chính của Việt Nam với 17,1% đạt 43,5 triệu USD.

XK sang 3 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối đều tăng trưởng dương trong đó XK sang Hà Lan tăng tốt nhất 138,3%; sang Anh và Bỉ tăng lần lượt 19% và 15,1%.

Từ tháng 8/2016, XK sang Nhật Bản liên tục tăng trưởng. Tới tháng 1/2017, XK tôm sang thị trường này tiếp tục tăng 11% đạt 43,4 triệu USD.

Với lợi thế giá cạnh tranh và các chương trình thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản, XK tôm sang thị trường này sẽ còn tiếp tục tăng.

Mỹ

Năm 2016, XK tôm sang Mỹ tăng trưởng tốt trong 3 quý đầu năm. XK bắt đầu có xu hướng giảm trong quý cuối cùng của năm. Bước sang đầu năm 2017, XK tôm sang thị trường này đạt 36,4 triệu USD; giảm 27,3% so với tháng 1/2016 và giảm 22,4% so với tháng 12/2016.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết tôm NK vào Mỹ sẽ tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá (CBPG) trên thị trường Mỹ. Đây là kết luận của DOC trong đợt xem xét hoàng hôn 5 năm lần thứ hai về thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh NK từ các nhà cung cấp Việt Nam.

XK tôm Việt Nam khởi đầu năm 2017 đã gặp phải nhiều khó khăn như thông tin chính phủ Australia cấm NK các mặt hàng tôm chưa nấu chín từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, do liên quan đến dịch bệnh virút đốm trắng ở tôm nuôi của nước này. Hàng loạt lô tôm của các DN XK đã không được NK vào thị trường nước này.

Sau Australia, đến lượt Hàn Quốc thông báo sẽ kiểm dịch với các lô hàng thủy sản XK vào nước này, trong đó có mặt hàng tôm mà VN đang là nhà cung cấp lớn nhất.

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều rào cản đặt ra từ các thị trường NK và các đối thủ cạnh tranh, XK tôm Việt Nam trong tháng 2/2017 dự báo tiếp tục giảm nhẹ.

Theo www.vasep.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215


Hôm nayHôm nay : 33122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1109114

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65095058