Việt Nam và Thái Lan hiện xuất khẩu lượng gạo lên tới 20 triệu tấn trong tổng số 30 triệu tấn gạo lưu thông giữa các nước trên thế giới.
Xã đảo Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn - Bình Định) vừa có một vụ tôm thất bát. Đầu vụ, tôm bỗng dưng đổ bệnh chết rải rác, đến thời điểm xuất bán lại bị thương lái ép giá nên người dân phải bán đổ, bán tháo...
Thời điểm này, các địa phương có nhiều hộ SXKD cây giống cao su như các huyện Chơn Thành, Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) đang rơi vào cảnh khốn khó, vì giá đang rơi tự do. Nhiều chủ vựa giống đang loay hoay tìm cách bán tháo cây giống để gỡ lại vốn.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm tổng kết, đánh giá việc thực hiện chủ trương mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2011 - 2012, vụ Hè Thu năm 2012 vừa qua.
Sau khi kết thúc đợt mua tạm trữ, giá lúa gạo ở ĐBSCL bỗng tăng bất ngờ. Ngày 20-8, giá lúa IR 50404 ở một số nơi đã vượt mức 5.000 đồng/kg, là mức tăng cao nhất từ đầu vụ hè thu tới nay. Giá lúa khô các loại cũng tăng lên trung bình 5.500 – 5.600 đồng/kg.
Theo Công ty FrieslandCampina Việt Nam (FCV) chương trình phát triển ngành sữa (Cô gái Hà Lan), được FCV đầu tư hơn 15 triệu USD, thực hiện trong 16 năm qua (1995-2012) đã đưa chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân Việt Nam vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á, giúp nông dân nuôi bò sữa Việt Nam phát triển bền vững, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
Nhu cầu thả nuôi tăng cao, trong khi đó nguồn con giống đang khan hiếm kéo giá tôm càng xanh giống liên tục tăng cao kể từ đầu vụ đến nay.
Ngay khi chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn kết thúc, giá lúa gạo nội địa đã tăng mạnh trở lại, đặc biệt tuần qua giá đã vượt mức 5.000 đồng/kg đối với lúa IR 50404.
Sau một đêm mưa bão, nhiều bà nội trợ đã phải ngỡ ngàng bởi giá nhiều loại thực phẩm tăng lên rất cao, nhất là các thực phẩm tươi sống.
Khách quan nhìn lại, cho tới nay việc tiến tới giá thị trường của các mặt hàng điện, xăng vẫn đang giậm chân tại chỗ. Giống như một hình ảnh so sánh gã say rượu, cứ lầm lũi đi, bất chấp chướng ngại vật phía trước. Thi thoảng điểm bằng một vài bước giật lùi không đáng kể.
Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 50% diện tích trên tổng diện tích gần 200.000 ha xuống giống. Mặc dù giá lúa năm nay đã thấp hơn trung bình khoảng 500 đồng/kg so với vụ lúa hè thu năm trước, tuy nhiên, với những hộ làm lúa giống chất lượng cao, lúa đặc sản thì lợi nhuận vẫn đạt trên 30% so với giá thành sản xuất.
Nông dân ở vựa lúa, cá, tôm, trái cây ĐBSCL đang trong cảnh lúng túng, đau đầu với bài toán đầu ra cho sản phẩm của mình. Ám ảnh trúng mùa rớt giá, thua lỗ, bị chiếm dụng vốn, giật nợ… vẫn đeo dai dẳng trên những người “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, nhưng chưa có lối ra!
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2011 và 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu (XK) tôm Ấn Độ sang thị trường Nhật Bản đã có sự gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, những lợi thế của ngành tôm Ấn Độ so với Việt Nam đã khiến quốc gia này trở thành đối thủ nặng ký của ngành tôm Việt Nam, nhất là tại thị trường chính Nhật Bản.
Trong khi TH Milk sắp vượt Vinamilk về thị phần sữa tươi tại thị trường nội địa, thì Vinamilk lại dồn sức đầu tư hàng loạt nhà máy để tăng vị thế xuất khẩu.
Rau củ quả tại nhiều chợ lớn Hà Nội đồng loạt tăng giá và càng về trưa càng đắt, có nơi gấp rưỡi ngày thường. Ngại mưa gió, nhiều tiểu thương nghỉ bán nên một số khu vực diễn ra cảnh chen lấn tranh mua vì sợ hết hàng.
Từ đầu năm đến nay, trong khi XK tôm, cá tra gặp rất nhiều khó khăn, thì XK hải sản nói chung của nước ta lại có bước tăng trưởng khá tốt và được dự báo là sẽ tiếp tục thuận lợi từ nay đến cuối năm.
Từ ngày 20/8, Mỹ cho phép thanh long Việt Nam được xuất thẳng và làm thủ tục kiểm dịch tại nước này thay vì kiểm dịch tại Việt Nam, nhưng một số doanh nghiệp xuất khẩu vẫn ngại rủi ro khi xuất thẳng sang Mỹ.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa đưa ra dự báo, các mặt hàng tôm của Việt Nam trong Quý III/2012 ước đạt khoảng 690 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 19% so với Quý II (579,2 triệu USD), đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm 9 tháng năm 2012 lên 1,7 tỷ USD.
Giá heo thịt giảm sâu trong thời gian dài khiến cho người chăn nuôi treo chuồng. Điều đó cũng có nghĩa các cơ sở sản xuất heo giống hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, do không tiêu thụ được con giống và phải chuyển sang nuôi heo thịt.
Bộ Công Thương vừa công bố hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng, theo đó, lượng muối nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 là 102.000 tấn; đường tinh luyện, đường thô 70.000 tấn; trứng gia cầm 40.000 tá. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhưng Bộ Công Thương bác bỏ quan điểm này.