Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho biết từ ngày 20/8 tới, trái cây thanh long Bình Thuận được thị trường Hoa Kỳ cho phép xuất thẳng sang để chiếu xạ trước khi phân phối đến các siêu thị, hệ thống bán lẻ.
Giá của hàng loạt smartphone từ Sony, LG và HTC được nhiều chủ hàng hạ tới cả triệu đồng, nhưng sức mua vẫn thấp. Nguyên do được cho là tin đồn ra mắt iPhone mới vào tháng tới.
Hiện nay, giá tôm nguyên liệu tại tỉnh Kiên Giang tiếp tục giảm 20.000-30.000 đồng/kg so với đầu tháng Bảy và giảm 50.000-60.000 đồng/kg so với đầu vụ.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều loại rau ở Hà Nội tăng giá mạnh. Nhiều nguồn hàng trở nên khan hiếm, đắt đỏ do bị ngập úng. Tiểu thương thì khó kiếm rau, phải giành từng bó về bán. Dân thì cắn răng mua với giá đắt đỏ.
KTNT - Thị trường xuất khẩu bưởi Năm Roi được mở rộng sang một số nước như Nga, Hà Lan, Philippines... đã làm giá bưởi bán tại vườn tăng cao với giá từ 10.500 - 18.000 đồng/kg tùy vào kích thước từng loại quả, cao gấp 2 lần so với trước, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều nhà vườn ở Hậu Giang.
Lộ trình bình đẳng về thị trường nguyên liệu thủy sản theo cam kết WTO đang gần kề. Các doanh nghiệp (DN) có quyền mua nguyên liệu nơi nào rẻ hơn, trong khi người sản xuất đang loay hoay với khắc phục tôm chết. Người sản xuất, kẻ thu mua, người tiêu thụ xem ra vẫn chưa gặp nhau ở mặt hàng tôm nuôi.
Trong khi chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo đang vào cuối mùa thì bất ngờ giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL tăng mạnh trở lại. Giá lúa gạo tăng trong khi nông dân đã lỡ trót bán lúa tươi tại ruộng trước đó, vậy khoảng chênh lệch lợi nhuận này đang chảy về đâu?
KTĐT - Chiều 3/8, tại cuộc họp về tạm trữ lúa gạo, Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 7, xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 4,176 triệu tấn, giảm 10% về lượng và 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Ngày 3.8, Bộ NNPTNT họp lấy ý kiến lần 2 dự thảo về quy chế mua tạm trữ lúa gạo theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa. Tình trạng “được mùa, mất giá” lặp đi lặp lại nhiều năm qua khiến bà con nông dân luôn trong tình thế phấp phỏng, thậm chí chịu lỗ, chính là lý do để Bộ NNPTNT xây dựng quy chế mới này.
Cá tra nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với mức giá 1 tuần trước đây.
Trong 7 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu điều nhân đạt trên 106.000 tấn, kim ngạch trên 722 triệu USD. Nếu chỉ nhìn con số thì đều tăng so với cùng kỳ năm 2011 nhưng theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến và xuất khẩu điều nhân, đa phần là DN vừa và nhỏ, gặp khó khăn.
Thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, và thủy sản đang từng bước phục hồi khả quan. Bộ này dự báo, cả năm tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 26,5 tỷ USD.
Cà phê chè được tiêu dùng nhiều và có giá trị kinh tế cao hơn cà phê vối, tuy nhiên chỉ chiếm 4% sản lượng cà phê cả nước. Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, muốn tăng sản lượng thì cần giữ diện tích khai thác cà phê chè khoảng 50 ngàn ha và tăng năng suất, đồng thời nâng cao chất lượng cà phê, giữ độ đồng đều cà phê xuất khẩu để nâng giá lên.
- Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 6,5 tỷ USD trong năm 2012 sẽ khó đạt được nếu các khó khăn về vốn, nguyên liệu đến thị trường, các chi phí chế biến tăng cộng với chính sách tăng cường quản lý, kiểm soát chưa được tháo gỡ.
Ít nhất đã có 4 doanh nghiệp (DN) tiên phong lao vào cùng người nông dân ĐBSCL thực hiện sản xuất lúa sạch, gạo sạch.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 7/2012 ước đạt 2,4 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch 7 tháng đầu năm ước đạt 15,9 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Qua nhiều khâu trung gian, 4 - 5 loại phí không chính thức, 3 phí kiểm dịch khiến giá một quả trứng từ trại nuôi tới chợ lẻ bị đẩy giá lên gấp đôi.
Dù nhóm hàng nông-lâm-thủy sản vẫn đạt giá trị xuất khẩu tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá bán lại liên tục giảm sâu, gây ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp và nông dân.
Trong khi kim ngạch, sản lượng xuất khẩu gạo cấp thấp và trung bình đang có dấu hiệu giảm thì dòng gạo cao cấp, gạo thơm lại tăng lần lượt 52,66%, 40,44% trong 6 tháng đầu năm 2012. Vì vậy, khả năng mục tiêu xuất khẩu 6,5-7 triệu tấn gạo trong năm nay vẫn có thể đạt được.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hà Nội và TP, Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phố lớn khác tiếp tục âm. Áp lực giảm phát đang trở nên lớn hơn bao giờ hết, đó không còn tín hiệu hay lo ngại đang là một thực tế mà DN và nền kinh tế phải đổi mặt.