“Sự chênh lệch về giá đất trước và sau khi có dự án đường sắt đô thị đã tạo nên những giá trị sinh lời bên ngoài mà dự án mang lại.” - Ông Shigeru Morichi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách, Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản
Các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai... đều công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tiếp tục giảm sâu hơn cả tháng 6.
6 tháng đầu năm nay, mặc dù khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản đều tăng, tuy nhiên giá xuất khẩu đều đang giảm. Sức mua yếu, lượng tồn kho cao đang là nguy cơ đe dọa sản xuất nông nghiệp trong nước. Để tháo gỡ khó khăn trong thương mại nông sản, sáng nay, ngày 19/7, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức họp giao ban xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần.
Chiều 18/7, tại Hội nghị "Cánh đồng mẫu lớn", các chuyên gia cho rằng: Muốn mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML), tiến tới sản xuất hàng hóa, tăng lợi nhuận cho người nông dân, cần xây dựng mối liên kết bền chặt giữa "4 nhà"(Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - doanh nghiệp).
Tại cuộc họp giao ban xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 sáng 19/7, Bộ NN&PTNT dự báo từ cuối quý III/2012 tình hình kinh tế thế giới và trong nước sẽ có chuyển biến tốt. Do đó nhiều khả năng xuất khẩu nông sản của nước ta sẽ thuận lợi hơn.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng Giám đốc Công ty Gentraco Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sau bảy ngày triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua 500.000 tấn gạo tạm trữ (từ ngày 10/7 đến 10/8), đến nay các doanh nghiệp đã mua được khoảng 10-15% số gạo dự kiến phải mua vào, nhờ đó giá lúa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang tăng 250-300 đồng/kg.
Năm 2012, gạo thơm và gạo cao cấp Việt Nam có thể chiếm 50%, thậm chí 60% thị phần Hongkong (Trung Quốc), qua đó, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường này, thay thế Thái Lan.
Sau 5 ngày mua tạm trữ 500 nghìn tấn gạo theo chỉ đạo của Chính phủ, thị trường lúa gạo ở ĐBSCL vẫn chưa có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
Hiện giá lúa khô thu mua tại nhà máy từ 5.100 đồng đến 5.300 đồng/kg, tăng 200 đồng đến 450 đồng/kg, tùy loại so với hồi đầu tháng.
Thời gian gần đây, thương lái Trung Quốc tạm ngưng thu mua khiến khoai lang rớt giá liên tục. Không chỉ riêng nông dân của "vương quốc khoai lang" Bình Tân (Vĩnh Long) lao đao mà cả những hộ dân thuê đất trồng khoai tại xã Thới Hưng (Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ) cũng lâm vào cảnh khốn đốn…
Xuất khẩu gạo 6 tháng gặp rất nhiều khó khăn nhưng mục tiêu 7 triệu tấn gạo xuất khẩu vẫn có thể đạt được nếu Việt Nam biết khai thác thế mạnh và giữ thị trường tốt
Quyết định thu mua tạm trữ lúa gạo vừa được Chính phủ phê duyệt mới đây có điểm khác biệt so với những lần trước là sẽ thực hiện phương án hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân, thay vì qua DN. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN- PTNT xung quanh vấn đề này.
Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết, nhu cầu phân bón các loại của cả nước trong năm 2012 vào khoảng 9,8 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng sản xuất trong nước chỉ đạt 7,25 triệu tấn phân bón các loại. Tuy nhiên, mới đây Nhà máy đạm Cà Mau cùng Nhà máy đạm Ninh Bình chính thức có sản phẩm thương mại nên thị trường phân bón ổn định và đảm bảo đủ cung ứng trong thời gian tới.
Chưa một lần biết đến máy vi tính nhưng vì nhẹ dạ, nhiều nông dân chân lấm tay bùn liều mua “gian hàng điện tử” để rồi gánh lấy nợ nần.
Trong tổng giá trị thu về hàng năm gần 40 tỷ đồng từ rau, hoa tươi của huyện Mộc Châu (Sơn La), thu nhập từ su su đang chiếm gần 80% giá trị.
Báo cáo "Triển vọng Nông nghiệp" do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) phối hợp với Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đồng soạn thảo cảnh báo nếu không tăng các nguồn cung, chắc chắn giá lương thực toàn cầu sẽ tăng cao trong những năm tới.
Từ ngày 1-7 vừa qua, giá điện chính thức được điều chỉnh, tăng thêm 5%. Trong bối cảnh ngành chăn nuôi cả nước đang gặp vô số khó khănnhư giá thịt giảm kỉ lục, khó tiêu thụ, thì việc tăng giá điện, tuy không lớn nhưng cũng khiến người chăn nuôi đã kiệt quệ, lại thêm những khó khăn, bức xúc mới. Sau đây là ghi nhận tại vùng chăn nuôi tập trung lớn nhất của miền Bắc: xã Cổ Đông –Sơn Tây – Hà Nội.
Rau, củ quả nhập khẩu từ Trung Quốc, mặc dù chỉ qua 2-3 nấc trung gian là tới người tiêu dùng, song, giá các mặt hàng này cũng bị thương lái đẩy lên gấp hàng chục lần, thậm chí gấp 20 lần giá nhập.
Thị trường lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu sôi động trở lại khi chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn gạo được khởi động từ ngày 10/7.
Lạm phát hạ nhiệt nhưng kinh tế không tăng trưởng cao hơn, doanh nghiệp càng thiếu động lực sản xuất, trong khi người tiêu dùng vẫn phải mua hàng giá đắt.