Thị trường phân bón sẽ không biến động nhiều nhờ nguồn cung dồi dào từ Nhà máy Đạm Cà Mau, thêm vào đó, Nhà máy Đạm Ninh Bình chính thức có sản phẩm thương mại.
Vụ đông xuân 2011 - 2012, nhìn chung là một vụ sản xuất nông nghiệp thắng lợi. Tuy nhiên, tình trạng được mùa, mất giá đã lặp lại và có phần trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, giá cả phân bón và các loại vật tư nông nghiệp lại đang đồng loạt tăng giá, làm cho việc đầu tư sản xuất cũng như cuộc sống của người nông dân hiện tại hết sức khó khăn. Vì lẽ đó, nhiều nông dân đã và đang muốn quay lưng với phát triển sản xuất nông nghiệp
Giá cao su thế giới trong phiên giao dịch hôm qua xuống mức thấp nhất trong 1 tuần do ảnh hưởng từ những số liệu thống kê bất lợi của Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù trong thông báo của mình, EVN khẳng định đợt tăng giá điện lần này chỉ khoảng 5% nên sẽ tác động không lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì đợt tăng giá này sẽ khiến không ít người cảm thấy lo lắng. Niềm vui không trọn vẹn
Ngày 5/7, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết giá lương thực toàn cầu đã giảm liên tục trong ba tháng liên tiếp do triển vọng cung cấp lương thực thế giới khá lạc quan và nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bất ổn định.
Vụ sản xuất đông xuân 2011-2012 được xem là năm được mùa lớn nhất của nông dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, điệp khúc được mùa - rớt giá cùng một số khó khăn khác làm bà con chưa vui...
“Tiềm năng cây ăn quả Nam bộ là rất lớn. Vì chỉ có Nam bộ mới có điều kiện khí hậu nhiệt đới, sản xuất được xoài, thanh long, vú sữa, sầu riêng, chôm chôm, nhãn nhiệt đới... quanh năm được. Mấy năm qua, xuất khẩu trái cây chủ yếu cũng là từ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là khu vực trái cây nhiệt đới cho trái 4 mùa, quanh năm nên rất thuận lợi cho việc phát triển” - PGS.TS Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam đánh giá.
Lão nông Trần Văn Huy ở ấp Phong Thạnh (xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) sau nhiều năm trồng thử nghiệm đã giới thiệu trái nhãn màu tím.
Các hộ chuyên trồng bưởi da xanh cho biết, thương lái ở hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang đến tận vườn thu mua với giá 35.000-37.000 đồng/kg, tăng 5.000-7.000 đồng/kg so với tháng trước và tăng hơn 2 đến 3 lần so với các loại bưởi khác.
Nhiều thử thách đang đặt ra đối với ngành nông nghiệp, trong đó nổi lên khó khăn về thị trường là những vấn đề cấp bách cần xử lý trong 6 tháng cuối năm 2012.
Dự báo về thị trường phân bón thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết, thị trường phân bón trong nước sẽ có biến động do ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường phân bón quốc tế.
Nhiều loại nông sản, thực phẩm tại các siêu thị hiện có giá bán rẻ hơn các chợ. Đây là kết quả của việc liên kết trực tiếp giữa nhà phân phối với người sản xuất theo phương châm giảm trung gian là giảm giá thành.
Dù giá nhiều loại nguyên liệu đã giảm khá mạnh từ hơn một tháng nay nhưng giá thực phẩm trên thị trường vẫn chưa giảm, thậm chí một số mặt hàng còn bị đẩy lên.
Cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh cho biết: Lượng hàng hoá thông qua cảng Vũng Áng trong sáu tháng đầu năm 2012 đạt gần một triệu tấn, bằng 3/4 công suất thiết kế cảng Vũng Áng.
Thị trường phát điện cạnh tranh, bước đầu tiên cho quá trình phát triển thị trường điện Việt Nam, bắt đầu đi vào hoạt động từ hôm nay, cùng ngày với việc áp dụng giá bán lẻ mới, tăng 5% so với trước.
Bộ Tài chính vừa có Thông tư mới hướng dẫn về khung giá nước sạch sinh hoạt, áp dụng từ ngày 11/7 tới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 đạt 13,6 tỉ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng hiện nay, giá nông, lâm, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm đang rớt giá (giảm khoảng 30-60%), khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Cụ thể, giá lúa từ 7.000 đồng xuống 5.200 đồng/kg, thịt lợn hơi 70.000 đồng xuống 35.000 đồng/kg, cá tra 28.000 đồng giảm xuống 20.000 đồng/kg, tôm hùm 2,5 triệu đồng giảm còn 900.000 đồng/kg…
Đến nay, mối lo dường như đã hoàn toàn đảo ngược so với năm ngoái: thay vì e ngại lạm phát quá cao thì thay vào đó là sự sốt sắng về nguy cơ giảm phát, đòi hỏi sự tỉnh táo của cơ quan điều hành hơn bất kỳ lúc nào khác.
Thị trường nông sản đang trải qua giai đoạn khó khăn khi giá của nhiều loại sản phẩm đang tiếp tục đi xuống, khiến nông dân lỗ nặng. Trước tình trạng này, các bộ, ngành đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ khẩn cấp bơm vốn cứu ngành nông nghiệp.