11:49 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bảo vệ lúa thu đông ngoài đê bao

Thứ ba - 11/09/2018 06:04
"Cần tập trung các biện pháp nhằm bảo vệ gần 8.000ha lúa vụ ba ở huyện Tri Tôn, đảm bảo thu hoạch ăn chắc trước ngày 15/9. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời gia cố hệ thống đê bao, cống bọng nhằm giảm thiệt hại mức thấp nhất do lũ gây ra", đó là chỉ đạo của ông Đỗ Văn Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) khi thị sát tình hình lũ ở An Giang.
09-24-42_nh_1

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi thị sát tình hình lũ ở An Giang

Ông Đỗ Văn Thành đề nghị địa phương thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" cũng như các phương án bơm tiêu, chống ngập úng bảo vệ an toàn diện tích lúa có khả năng chịu ảnh hưởng của lũ, nhất là ở khu vực ngoài đê bao, khu vực có hệ thống đê bao không đảm bảo an toàn. Tổ chức thu hoạch sớm diện tích lúa đến thời kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” ở vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của lũ trước ngày 15/9...

"Về lâu dài, An Giang cũng như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL cần quyết liệt trong công tác chỉ đạo sản xuất; không để người dân “xé rào”, xuống giống ở khu vực ngoài đê bao, khu vực có đê bao nhưng không đảm bảo an toàn nhằm giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân trồng cây ăn trái tập trung trong các đê bao kiên cố, theo đúng quy hoạch...", ông Thành chia sẻ.

Ông Lữ Cẩm Khường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, đến thời điểm này, diện tích lúa hè thu 2018 của tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong. Nhưng điều đáng lo là toàn tỉnh đã xuống giống được 110.944ha lúa thu đông (vụ 3), trong đó có 8.728ha (ở huyện Tri Tôn 8.432ha và TP Long Xuyên 350ha) không nằm trong kế hoạch SX (ở ngoài vùng đê bao).

09-24-42_nh_2
An Giang có hơn 8.000ha thu đông nằm ngoài đê bao cần bảo vệ

“Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, những ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh. Đến ngày 15/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu có khả năng ở mức 4,40m; tại Châu Đốc ở mức 3,90m, dưới báo động III 0,10m; đến đầu tháng 10 mực nước tại Châu Đốc và Tân Châu có thể đạt từ 4,5 - 4,8m.

Như vậy từ nay đến đầu tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và vùng nội đồng tứ giác Long Xuyên có khả năng tăng thêm 0,60 - 0,80m là rất đáng lo ngại. Bởi hiện tại tỉnh An Giang có trên 60 tuyến đê xung yếu cần phải gia cố, chống tràn mới có thể bảo vệ an toàn cho các tiểu vùng sản xuất. Vì vậy, nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng, thấp và mất an toàn đê bao là khá cao”, ông Khường lo lắng.

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, những ngày qua lũ đã làm thiệt hại hơn 47ha lúa thu đông và lúa mùa của người dân ở các huyện vùng lũ. Ngoài ra, còn có hơn 130ha rau màu nằm ngoài đê bao bị thiệt hại. 

Hiện tại, toàn tỉnh còn hơn 11.000ha lúa hè thu đã chín nhưng chưa thu hoạch. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương tích cực gia cố đê bao bảo vệ không cho nước lũ tràn vào.

09-24-42_nh_3
Người dân gia cố đê bao bảo vệ lúa thu đông

Đối với lúa thu đông, nông dân các huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh… đã xuống giống khoảng 111.000ha, trong đó có khoảng 13.600ha có nguy cơ bị lũ đe dọa. Vì vậy, ngành chức năng đang theo dõi chặt diễn biến của lũ để ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại. 

Trước tình hình lũ lớn và diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các sở ngành, các huyện… theo dõi chặt diễn biến lũ để có phương án bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân; tổ chức lực lượng trực tại các điểm cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt  khuyến cáo nông dân không tiếp tục xuống giống vụ thu đông, chỉ nên xuống giống ở những nơi đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các địa phương sẵn sàng các phương án ứng phó với quyết tâm bảo vệ hết mức có thể diện tích 8.432ha lúa vụ ba ngoài đê bao ở khu vực bắc kênh Vĩnh Tế của huyện Tri Tôn; trong đó có 2.607ha lúa vụ ba của nông dân xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) là không có khả năng bảo vệ.
HOÀNG LÊ/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 53393

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1112653

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72795362