00:10 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bấp bênh nông sản miền núi

Thứ năm - 29/12/2016 02:44
Đất ven triền núi, nơi gò cao trồng được hoa màu ở Bảy Núi giúp ích rất nhiều cho người Kinh và đồng bào Khmer. Đặc biệt, khâu tiêu thụ nhờ có Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên - Phnom Den và bạn hàng Campuchia sang mua trực tiếp. Song, vì là “hàng bông” nên giá cả bất thường, khó toan tính từng loại nông sản.
Bấp bênh nông sản miền núi

Bấp bênh nông sản miền núi

Từ hàng đi xa… Hà Tiên

Khoảng 500 héc-ta đất gò cao và ven triền núi ở khu vực Rò Leng, bến Bà Chi, Sóc Tức (Tri Tôn) và Ba Xoài, Tà Lọt (Tịnh Biên)… có khả năng trồng 2 loại cây ăn củ và ăn quả. “Do nguồn nước gặp khó khăn, để tránh rủi ro bị khô hạn, cư dân không thể trồng rau ăn lá như đồng bằng” - anh Lê Văn Tâm (ấp Ba Xoài, xã An Cư, Tịnh Biên) cho hay. Vậy mà, khi tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, nhiều hộ đắp đập, đào hồ… tích nước để trồng hoa màu mùa khô. Nơi đây, mỗi ngày thu hút hàng trăm lao động vào sản xuất và làm mướn theo thời vụ. 

Trước đây, nông sản khu vực núi Dài lớn tiếp giáp núi Cấm đều về chợ Ba Chúc và Tri Tôn, rồi lên xe tải đưa đi Hà Tiên, thậm chí ra đảo Phú Quốc. “Lợi thế đồ rẫy xứ núi bảo quản được lâu, có thể đi xa và dài ngày, chẳng hạn, như: Khoai, bí đao, đậu rồng, đậu bắp… Song, từng mặt hàng có sự phân loại rõ rệt và giá cả cũng chênh lệch khá xa. Lúc vầy lúc khác, bất thường lắm, hổng định được. Nhiều khi bạn hàng đang ăn vô, bỗng dưng sựng lại, rồi giá xuống luôn”- anh Ngô Văn Đấu (ấp Tà Lọt, xã An Hảo, Tịnh Biên) giải thích.

Điệp khúc “trúng mùa rớt giá, được giá mất mùa” trở nên khá quen thuộc với cư dân xứ núi. Dẫu sao, nông sản miền núi đã trở thành hàng hóa, ai cũng cảm thấy mừng. Để an toàn trong sản xuất, ông Lê Văn Đổng (ấp Sóc Tức, xã Lê Trì, Tri Tôn) dựa vào vùng đất và trồng nhiều loại nông sản thích hợp để hạn chế rủi ro, thị trường đi xa tiêu thụ chậm và giá xuống thấp cũng có đường xoay trở. “Đồng bằng đa số trồng loại hoa màu ăn liền, cần tiêu thụ nhanh, hơn nữa thời vụ không giống miền núi. Nhờ vậy, nông sản ở đây có chút lợi thế, bà con mới hăng hái sản xuất” - ông Đổng chia sẻ.

Chuyển sang thị trường gần… Campuchia

Khu vực giáp ranh Tri Tôn và Tịnh Biên tiếp tục phất lên nhờ nông sản hàng hóa, với nhiều mô hình trồng trọt trên đất đồi dốc. Khi cuộc sống đã cải thiện, nhà cửa khang trang, sinh hoạt trở nên sung túc. Anh Chau Him (ấp Rò Leng, xã Châu Lăng, Tri Tôn) cho biết, hiện trồng hơn 1 công mướp đón Tết sắp tới, hy vọng giá cầm ở mức 5.000 đồng/kg mới có lời, bởi đầu tư làm giàn trên đất ruộng tốn nhiều chi phí và công lao động. Còn sản phẩm tiêu thụ tại chỗ, bạn hàng từ Takeo (Campuchia) sang mua trực tiếp và họ qua bằng đường Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên - Phnom Den.

Ông Trần Văn Na (ấp Sóc Tức, xã Lê Trì) cho biết, với 2 công mướp giống mới cho thu hoạch từ tháng 10 âm lịch, 30 ngày đầu cao điểm cắt 100kg/ngày và bán tại chỗ khoảng 7.000 đồng/kg, sau đó năng suất và giá cứ giảm dần, hiện tại còn 25kg/ngày và bán được 3.000 đồng/kg. “Hàng bông lên xuống khó đoán. Nếu chở qua chợ Ba Chúc, bán được 4.000 đồng/kg, nhưng phải chịu phân loại. Chẳng thà bán tại chỗ cho bạn hàng Campuchia, khỏi tốn công chở đi. Mướp là loại nông sản họ ăn vô khá đều, chỉ có điều giá lên xuống bất thường. Bên cạnh, còn có cà tím, bắp, khoai lang, chuối, bí đao, đậu rồng, gừng…"- ông Na cho biết.

Với phương thức “mua tại ruộng - bán tại nhà”, nhiều người hay nói vui, nhờ bạn hàng bên Takeo qua mua nông sản mới kích thích sản xuất phát triển, chỉ có giá cả không thể cố định được, nay vầy mai khác. “Cửa khẩu qua lại thông thương, nông sản rộng đường tiêu thụ là điều mừng trước tiên, còn giá cả phải chịu bấp bênh. Hàng bông mà” - anh Trần Văn Dũng (ấp Tà Lọt, xã An Hảo) giải thích. Họ mua bán cũng tùy theo vụ, mùa lễ hội bên đó. Bước sang tháng chạp, cư dân ở đây hy vọng nông sản được giá, những vạt đất có nước và trồng hoa màu mùa khô, có thể kiếm tiền ăn Tết.

Giá cả tuy có bấp bênh, nhưng nông sản vẫn có thị trường tiêu thụ. Cư dân khu vực giáp ranh huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tích cực khai thác sản xuất, với nhiều mô hình canh tác phong phú, góp phần giải quyết việc làm cho số đông lao động và cải thiện đáng kể thu nhập kinh tế gia đình miền núi.

 

Nguồn: baoangiang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 31624

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1169728

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71397043