23:42 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Thứ tư - 25/10/2017 02:51
Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh gan, thận có mủ.
 

Bệnh gan thận mủ làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi

Bệnh gan thận mủ làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi 

Bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên năm 1998, chỉ xuất hiện trên cá da trơn, đặc biệt là cá tra, basa; tuy nhiên, hiện đang xảy ra trên tất cả các loại cá nuôi như: cá lóc, điêu hồng, cá rô, ếch… Đây là một bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt là mùa mưa, vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL, tỷ lệ chết là cao có thể 100% đối với cá bột ương giống, từ 30 - 50% đối với cá thịt và đã làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi.

Tác nhân

Tác nhân gây bệnh gan thận mủ ở cá tra là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri còn nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ ở cá lóc là vi khuẩn Aeromonas sp.

Biểu hiện

Các lóc bị bệnh gan thận mủ có biểu hiện bơi lờ đờ, kém linh hoạt. Quan sát bên ngoài cơ thể có nhiều điểm xuất huyết, giải phẫu xoang nội quan thấy có nhiều đốm trắng đục đường kính 1 - 2 mm trên gan, thận và tỳ tạng. Những đốm trắng trên các nội quan cá lóc nhìn giống như dấu hiệu của cá tra bị bệnh gan thận mủ nên người nuôi cá lóc cũng gọi là bệnh gan thận mủ.

Tương tự bệnh xuất huyết, cá bệnh gan thận mủ cũng tìm thấy được trên các mẫu mô gan, thận và tỳ tạng những biến đổi mô học đặc trưng như có nhiều vùng hoại tử, xuất hiện nhiều trung tâm đại thực bào sắc tố.

Ngoài ra, cá lóc mắc bệnh còn có dấu hiệu tổn thương dạng u hạt trên 3 cơ quan là gan, thận và tỳ tạng; ghi nhận được sự hiện diện của các nhóm vi khuẩn bên trong và khu vực xung quanh của những u hạt. Những ghi nhận trên giống với những đặc điểm của cá rô nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila và cá điêu hồng nhiễm vi khuẩn S. agalactiae trong điều kiện thực nghiệm (Đặng Thụy Mai Thy và ctv., 2012; Đặng Thụy Mai Thy và Đặng Thị Hoàng Anh, 2012). Ở mô gan, sự sung huyết trong hệ thống mao mạch nằm giữa các tế bào gan kéo dài làm vỡ mạch máu, giải thoát nhiều enzym tiêu hóa, từ các tế bào bạch cầu làm cho tế bào ở vùng viêm bị hủy hoạt dẫn đến hoại tử nhiều vùng trên gan. Làm cho gan mất chức năng khử độc, lọc máu… Từ đó, các chất độc không được loại bỏ sẽ tích lũy trong cơ thể, kết hợp với các yếu tố khác làm cho các chết (Theo Robert).

Khả năng lây lan

Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Khi có mầm bệnh xâm nhập khoảng 3 - 4 ngày, toàn bộ cá trong ao đều bị nhiễm bệnh. Do đó, cần có biện pháp phòng bệnh tích cực. Xác cá chết phải chôn và xử lý vôi bột để hạn chế mầm bệnh lây lan. Không dùng cơ quan nội tạng, máu, mủ và các sản phẩm phụ của cá để chế biến làm thức ăn trở lại cho cá; bởi mầm bệnh sẽ tồn tại lâu trong môi trường nước và phát tán vi khuẩn gây bệnh sang khu vực nuôi cá khác gây thành đại dịch.

Phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất không để cho động vật nuôi thủy sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, ôxy hòa tan, nhiễm bẩn của nước. Môi trường nước đảm bảo tốt cho đời sống của động vật thủy sản.

Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1 lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hóa môi trường nước. Lượng vôi trung bình 2 kg vôi nung/10 m3. Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy. Đối với các ao nuôi áp dụng tẩy dọn ao như phương pháp phòng tổng hợp. Cũng định kỳ mùa bệnh 2 tuần rắc xuống ao 1 lần, mùa khác rắc 1 tháng 1 lần, liều lượng trung bình 2 kg vôi nung/100 m3 nước. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lượng Vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc dùng thuốc phối chế KN - 04 -12 của Viện Nghiên cứu NTTS I cho cá ăn phòng bệnh, cách dùng, xem hướng dẫn mục thuốc.

Trị bệnh

Có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh như:

+ Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ. Oxytetracyline nồng độ 20 - 50 ppm. Streptomycin nồng độ 20 - 50 ppm.

+ Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh. Sulfamid liều dùng 150 – 200 mg/kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2 - 4 g/kg cá/ngày.

Cho cá ăn liên tục từ 5 - 7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so ngày ban đầu.

PV /thủy sản việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 236


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1101281

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71328596