18:22 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh đạo ôn hại lúa

Thứ bảy - 10/12/2016 09:35
Trước đây bệnh đạo ôn chỉ xuất hiện trong vụ lúa đông xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đạo ôn đã gây hại hầu hết các vụ lúa trong năm, nhất là các tỉnh phía Nam, gây khó khăn cho SX và làm tăng thêm chi phí phòng trừ cho người trồng lúa.

 

Triệu chứng và tác nhân gây hại:

Bệnh do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa. Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, nhưng ở giữa vết bệnh, phần thịt lá đã bị hoại tử và đã biến thành khô xám, sau đó vết bệnh lớn dần và có hình thoi, đây là vết bệnh đặc trưng của đạo ôn.

Khi bị nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho toàn lá bị "cháy". Nguy hiểm nhất là khi nấm tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục...

Điều kiện phát sinh phát triển:

Trong điều kiện trời âm u, ít nắng, thời tiết mát, ẩm độ cao, kết hợp đêm có sương mù nhiều thì bệnh phát triển mạnh. Bệnh thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng bằng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân không cân đối và thừa đạm...

Một số biện pháp quản lý bệnh đạo ôn đã được bà con nông dân áp dụng đạt hiệu quả:

- Chọn giống kháng bệnh hoặc ít nhiễm để gieo trồng (tham khảo cán bộ khuyến nông của địa phương, hoặc trên tài liệu, trên thông tin của truyền thông...). Xử lý hạt giống trước khi gieo sạ.

- Trước khi gieo trồng, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh vụ trước (trục và dìm kỹ gốc rạ), dọn sạch cỏ dại quanh bờ...

- Không gieo sạ quá dày để cây lúa được khỏe mạnh, kháng được bệnh (áp dụng theo lượng giống khuyến cáo của chương trình IPM, khoảng 120 kg/ha, nếu sạ hàng thì lượng giống còn ít hơn).

- Bón phân cân đối hợp lý, không bón thừa đạm, nên sử dụng phân bón theo bảng so màu lá lúa (khi lúa bị thừa đạm, lá có màu xanh đậm và sẽ không đứng thẳng mà nằm ngang).

- Khi điều kiện thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh, phát triển như đã nêu ở trên, thì có thể chủ động phòng ngừa trước như: Không bón dư phân đạm, tăng cường phân kali. Cũng có thể chủ động phun thuốc phòng ngừa trước trong điều kiện ruộng được gieo bằng giống nhiễm, gieo sạ dày và bị dư đạm.

- Theo dõi ruộng thường xuyên, nhất là những giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên đồng thì ngừng sử dụng phân đạm và cần phun rải một trong các loại thuốc sau:

+ Phun Pysaigon 50WP, hoặc Saipan 2SL; Trizole 75WP/WDG hay Lúa vàng 20WP.

+ Rải Kisaigon 10H.

+ Nếu bệnh phát triển mạnh thì có thể phun lại sau 5 - 7 ngày.

*Chú ý khi phun xịt thuốc: Phun đủ lượng nước với bec phun tơi sương, phun khi ruộng đã ráo sương hoặc ráo nước sau mưa. Có thể phun trước khi lúa trổ hoặc sau khi lúa đã trổ đều.

Theo TS Nguyễn Minh Tuyên/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71381847