Bệnh dịch tả heo - Classic Swine Fever (CSF) do một ARN virus gây nên, chúng có sức đề kháng cao thuộc họ Flaviviridiae, tồn tại trong chuồng heo ở nhiệt độ khoảng 370C. Chúng có một kháng nguyên duy nhất. Chúng có thể tồn tại trong phân chuồng trong 2 ngày ở 370C và bị diệt ở 600C trong 1 giờ.
Nguyên nhân phát bệnh là chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ, không tiến hành tiêu độc, khử trùng định kỳ để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi virus này xuất hiện trong chuồng trại sẽ bị diệt ở nhiệt độ 600C trong 1 giờ. Heo nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng rất rõ rệt và khá dễ để phân biệt với các loại bệnh khác.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh tốt nhất Ảnh: MF
Bệnh có thể truyền ngang trực tiếp qua đường tiêu hóa, hô hấp, qua tinh dịch, vùng da trầy xước. Cũng có thể truyền dọc từ mẹ sang cho con. Bệnh còn có thể truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa. Virus được bài thải ra phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch... Virus gây nhanh, tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%.
Virus gây bệnh dịch tả heo vào máu làm cho tế bào nội mô tăng sinh khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn -> xuất huyết. Trên con nái, virus có thể thấm qua nhau thai gây sảy thai, thai gỗ, hoặc sinh con yếu, nhiễm trùng máu, miễn dịch kém. Khi triệu chứng dịch tả heo xuất hiện ở đàn heo trong chuồng, heo sẽ phát bệnh, tiến triển bệnh rất nhanh, thời gian ủ bệnh cũng rất ngắn, chỉ 5 - 7 ngày, vì vậy, dịch sẽ khó kiểm soát hơn. Tỷ lệ chết ở heo nhiễm dịch tả 80 - 100% khi đã mắc. Bệnh dịch tả khiến tổn thất kinh tế trong chăn nuôi là rất nghiêm trọng.
Thể cấp tính, quá cấp tính: Heo ủ rũ, sốt cao (40 - 41ºC), suy nhược; Có thể xuất hiện xuất huyết trên các cơ quan nội tạng; Da có các nốt xuất huyết; Heo nằm túm tụm lại với nhau; Viêm kết mạc mắt, đóng dử ở mắt; Nôn ói, một số táo bón, sau đó tiêu chảy. Heo có triệu chứng thần kinh, đi siêu vẹo, mất thăng bằng. Ðối với heo nái chửa thường xảy thai, chết lưu thai hoặc heo con sinh ra yếu, chết yểu.
Bệnh tiến triển 1 - 2 ngày làm vật nuôi chết.
Thể mãn tính: Heo mắc bệnh ở thể cấp tính lâu ngày không khỏi chuyển sang thể mãn tính, thường thấy ở heo 2 - 3 tháng tuổi. Heo lúc đi táo lúc tiêu chảy. Heo ho, khó thở. Các nốt xuất huyết ở bẹn, tai, mũi, bụng, sườn, lưng chuyển từ màu đỏ sang màu tím sau đó da bị tróc từng mảng như bánh đa. Bệnh tiến triển 1 - 2 tháng làm heo gầy yếu, chết do kiệt sức.
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dịch tả khiến ảnh hưởng tới tính mạng của heo nếu không có biện pháp kịp thời sẽ khiến tỷ lệ chết cao, bởi vậy chúng ta cần có các biện pháp phòng bệnh hợp lý.
Tiêm phòng vaccine là biện pháp tốt nhất. Thực hiện tiêm phòng vaccine định kỳ: Heo con: 5 tuần tuổi (mũi 1) + 8 tuần tuổi (mũi 2); Heo hậu bị: Tiêm thêm mũi lúc 6 tháng tuổi; Heo nái: 3 tuần trước khi đẻ đẻ tạo miễn dịch cho heo con. Heo đực: 2 mũi/năm.
Cần loại, hủy heo bệnh, heo mang trùng. Thực hiện an toàn sinh học: Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng định kỳ, không dùng chung dụng cụ giữa các chuồng nuôi.
Sau khi nhập con giống về, cần tiến hành cách ly đàn mới nhập sang 1 khu trại riêng để theo dõi. Ðồng thời tiêm phòng khi heo đủ 6 tuần tuổi. Chuồng trại chăn nuôi cần được vệ sinh, tiêu độc khử trùng 1 lần 1 tuần, nếu trong thời gian xuất hiện bệnh dịch trong địa phương cần tiêu độc khử trùng 2 - 3 lần/tuần.
Trường hợp đã xuất hiện bệnh trong trại, bà con cần báo dịch cho cơ quan thú y, mang mẫu xét nghiệm để xác định virus gây bệnh để có phương pháp xử lý phù hợp. Cần xử lý xác heo chết đúng yêu cầu. Cách ly đàn heo bệnh sang khu riêng, tiêu độc khử trùng biện pháp mạnh với gian chuồng bệnh, tiêu độc khử trùng toàn bộ hệ thống chuồng nuôi trong trại, tiêu độc khử trùng dụng cụ chăn nuôi, quần áo, chân tay người trực tiếp chăn nuôi và chăm sóc, đồng thời có biện pháp khử trùng trên da của heo. Hạn chế người ra vào chuồng trại thời kỳ bệnh dịch bùng phát, mỗi lần cho ăn, chăm sóc heo lại khử trùng một lần trước khi vào cho ăn nhằm đảm bảo nguồn bệnh không vào trại qua người chăn nuôi. Thực hiện cùng vào cùng ra: Cùng nhập heo, đồng loạt xuất heo.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn