08:15 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh ghẻ trên dê và cách phòng trị

Thứ năm - 24/05/2018 20:31
Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, bệnh ghẻ trên dê là một bệnh mãn tính thuộc nhóm bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và thường bùng phát mạnh khi khí hậu ẩm ướt, chuồng trại ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh, không thực hiện thu gom chất thải hàng ngày.
 

Bệnh lây lan trong đàn do tiếp xúc giữa con bị bệnh và con khỏe mạnh, hoặc tiếp xúc với mầm bệnh tại chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi. Bệnh ghẻ thường kết hợp với bệnh nấm da làm cho tình trạng bệnh càng nặng, phải điều trị lâu dài. Bệnh ghẻ không gây chết nhưng làm cho dê sinh trưởng, phát triển kém và dễ kế phát các bệnh truyền nhiễm khác. Sau khi điều trị, dê thường phục hồi chậm.

Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyến cáo người chăn nuôi, khi mua dê cần chọn ở những đàn dê không bị bệnh, dê khỏe mạnh, da căng, lông bóng mượt. Chuồng trại phải cao ráo, thông thoáng, sàn chuồng dễ thoát phân và dễ làm vệ sinh. Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, thu gom phân và chất thải để ủ phân sinh học nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong chất thải; định kỳ phun sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng.

Khi dê bị bệnh cần tách riêng để điều trị bằng một trong các phác đồ sau:

Phác đồ 1: Hàng ngày bôi cồn I-ốt hoặc xanh Metylen lên vùng da bị bệnh để diệt mầm bệnh và tránh nhiễm trùng kế phát, xoa mỡ Ô-xít kẽm và Ketamicin lên những vùng da bị bệnh vừa điều trị ghẻ và nấm da, tiêm Ivermectin dưới da cho dê, liệu trình tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, tiêm thuốc giải độc gan, thận cho dê. Cung cấp đầy đủ thức ăn cho dê.

Phác đồ 2: Dùng nước xà phòng để rửa bong sạch vẩy trước khi điều trị (ngoài ra có thể dùng nước lá trầu không hoặc lá xoan ta (cây sầu đông) vò nát hòa nước và xoa lên vùng da bị bệnh). Sử dụng huyễn dịch bột lưu huỳnh, dầu ăn và Amitraz 0,05%, điều trị 2 lần cách nhau 5- 7 ngày. Tiêm Ivermectin dưới da cho dê, liệu trình tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Tiêm thuốc giải độc gan, thận; cung cấp đầy đủ thức ăn cho dê.

BẠN NHÀ NÔNG

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207


Hôm nayHôm nay : 44105

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 757127

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70984442