06:41 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh 'vàng đầu' trên cây có múi

Thứ ba - 28/02/2017 03:21
Thời gian gần đây, bên cạnh triệu chứng vàng lá do bệnh vàng lá gân xanh (greening) vàng lá thối rễ do nấm, hiện tượng “vàng đầu” trên cây có múi xuất hiện khá phổ biến trên cây có múi ở ĐBSCL.

 

Triệu chứng “vàng đầu” xảy ra cả ở vườn mới lên liếp từ đất ruộng lẫn vườn đất cũ đã trồng cây có múi nhiều năm; xuất hiện từ giai đoạn cây chưa cho trái đến thời kỳ cây trưởng thành cho trái ổn định.

08-56-21_hinh-2-vng-du-tren-cy-cm
"Vàng đầu" trên cây cam
 

Theo PGS.TS Trần Kim Tính, hiện tượng “vàng đầu” trên cây có múi chủ yếu do hệ thống rễ có vấn đề, không lấy được dưỡng chất, gây ra triệu chứng vàng lá do thiếu cả các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Có thể phân biệt được triệu chứng vàng lá do bệnh greening và triệu chứng “vàng đầu”.

Theo đó, vàng lá do bệnh greening thì phiến lá bị vàng nhưng gân vẫn xanh, lá nhỏ lại, mọc thành chùm thẳng đứng (lá tai thỏ); trong khi đó lá “vàng đầu” có kích thước bình thường, cả lá có màu vàng. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp trên cùng một cây có cả triệu chứng vàng lá greening do vi khuẩn lẫn “vàng đầu” do có vấn đề về hệ thống rễ và dinh dưỡng.

Trường hợp lên liếp từ đất ruộng để lập vườn trồng cây có múi, muốn tránh hiện tượng vàng đầu xảy ra (thời điểm 18 sau khi trồng trở đi), cần chú ý các giải pháp sau:

Xử lý đất trước khi trồng: Phần đất ngoài mô được xới để cục đất nhỏ cỡ 2 - 4cm và phơi khô ải trong mùa nắng. Khi đất khô, tiến hành tưới nước vôi. Liều lượng vôi ngâm để lấy nước tưới khoảng 500kg/ha (có thể ngâm vôi ngay trong mương vườn với mực nước phù hợp và sử dụng máy bơm để tưới vào đất cần xử lý). Tưới nước vôi vào cục đất khô sẽ đem lại hiệu quả hơn là rải vôi vì nước vôi được đất hấp thu ở mức tối đa. Đất sau khi xử lý vôi sẽ giảm độ chua, phục hồi cấu trúc đất làm đất thông thoáng, thấm nước tốt.

Làm xốp đất, chống bạc màu: Để đất tơi xốp hơn, có thể sử dụng các chế phẩm phân làm xốp đất, chống bạc màu để tưới hoặc rải vào đất.

Trường hợp vườn đã trồng nhưng đất chưa được xử lý như trên; đất đắp mô không phải là lớp đất mặt, cây chậm phát triển, có triệu chứng vàng đầu thì có thể thực hiện các bước như phần trên để “sửa sai”, giúp vườn phục hồi và phát triển trở lại. Tuy nhiên, trong trường hợp này đất đắp mô cũng cần được xới ra để xử lý.

Trường hợp cải tạo vườn cũ (đã lên liếp và trồng cây ăn trái nhiều năm) để trồng lại cây có múi thay vì phải đảo liếp và thiết kế lại vườn như nhà vườn thường làm thì có thể cải tạo đất vườn theo các bước như sau:

Loại bỏ gốc cây cũ

Tưới vườn tạo độ ẩm thích hợp trước khi xới liếp.

Xới toàn bộ liếp sao cho cục đất có kích cỡ khoảng 2 - 4cm, phơi khô.

Xử lý đất bằng cách tưới nước vôi, phân làm xốp đất như phần trên.

Gom đất đã được xử lý để làm mô, bón lót trong mô.

Tiến hành trồng cây.

Trong cả 3 trường hợp đất mới lên liếp từ ruộng, đất cũ cải tạo lại để trồng cây có múi và đất vườn lên liếp, thiết kế vườn sai, sau khi đất được xử lý nhằm giúp đất tơi xốp, ít chua phèn để hệ thống rễ phát triển mạnh thì đều phải bón phân đầy đủ. Đặc biệt lưu ý, bên cạnh phân đa lượng NPK, cần phải bổ sung đầy đủ các loại phân trung, vi lượng như Vôi (Ca), Ma-nhê (Mg), Silic (Si), Lưu huỳnh (S) Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Molypden (Mo)… đồng thời thường xuyên bổ sung phân hữu cơ, phân humic hàm lượng cao. Bên cạnh đó, mực nước trong mương cần hạ xuống cách mặt liếp 60 - 80cm để bộ rễ phát triển mạnh.

Tạo môi trường đất tốt sẽ giúp rễ phát triển mạnh, rễ mạnh thì cây khỏe, cây khỏe sẽ có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Đây là giải pháp căn cơ và bền vững thay cho việc “tiêm chích” (không khuyến cáo áp dụng) hoặc sử dụng phân bón qua lá vốn chỉ có tác dụng nhất thời.

 

Theo Vũ Bá Quan/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: vàng lá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212


Hôm nayHôm nay : 50474

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 423301

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73470272