13:00 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định: Hướng dẫn nông dân đối phó với sâu keo mùa thu

Thứ ba - 25/06/2019 03:22
Sâu keo mùa thu có nguồn gốc ở Châu Mỹ đã chính thức xâm nhập vào Việt Nam và đã gây hại tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Bình Định. Loài sâu này có khả năng lây lan xuyên biên giới, gây hại tới 80 loại cây trồng như ngô, lúa, mía, táo, cam… đều là những loại cây trồng có vai trò quan trọng về mặt kinh tế.
Bình Định: Hướng dẫn nông dân đối phó với sâu keo mùa thu
 

Trên địa bàn tỉnh Bình Định, hiện nay sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại cục bộ chủ yếu trên cây ngô. Theo quan sát tại các ruộng ngô cho thấy, trên cùng một khu ruộng ngô, sâu keo mùa thu có nhiều pha phát dục gồm cả trưởng thành, trứng, sâu non các tuổi. Đây là nguyên nhân hiệu quả phun trừ thấp, bởi thuốc bảo vệ thực vật chỉ đạt hiệu quả cao khi sâu ở độ tuổi nhỏ (tuổi 1-3). Số sâu tuổi 4-6 rất khó chết, nông dân phun nhiều lần mà vẫn không diệt trừ hết và làm sâu nhanh chóng kháng thuốc.

Theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp tỉnh Bình Đình đã hướng dẫn nông dân trong tỉnh thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp như sau:

Áp dụng các biện pháp canh tác như làm sạch cỏ dại để hạn chế nơi trú ẩn của sâu; làm đất kết hợp phơi đất để ấu trùng, nhộng trong đất chết hoặc bị thiên địch tiêu diệt; luân canh ngô - lúa nước ngay sau vụ ngô để diệt nhộng trong đất... Kết hợp các biện pháp thủ công để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy, bẫy bả, bẫy đèn, bẫy cây trồng… Các biện pháp sinh học như: Sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ hoặc nhân thả ong ký sinh trứng (ong mắt đỏ, ...), các loài bắt mồi ăn thịt như bọ đuôi kìm để kiểm soát sâu non mới nở - tuổi nhỏ.

Giải pháp sau cùng là sử dụng các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-3 (giai đoạn ngô 3-6 lá), phun sáng sớm hoặc chiều mát bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hoạt chất Bacillus thuringiensis (Biocin 16WP, Dipel 6,4WG), Spinetoram (Radiant 60SC), thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình tổng hợp chất Chitin như Lufenuron (Match 050EC) hoặc nhóm thuốc có tính thấm sâu vào cây trồng như Indoxacarb (Amater 150SC, Opulent 150SC).

Đinh Văn Toại - Sở NN & PTNT Bình Định
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1164362

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72847071