ụ thể, tại huyện Đức Linh, ổ dịch đầu tiên được ghi nhận tại hộ chăn nuôi ông Nguyễn Trường Thành, ở xã Gia An. Trước đó, ngày 1/6, đàn lợn 7 con của ông Thành có một con bị chết. Sau đó vài ngày, 6 con lợn thịt nhà ông tiếp tục bị chết. Chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy, rải vôi, xịt thuốc tiêu độ khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh và gửi mẫu đi xét nghiệm.
Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên đàn heo ở xã Gia An |
Ngày 5/6, cũng tại thôn 1 xã Gia An, đàn lợn 6 con của nhà hộ ông Lê Văn Luận phát hiện 1 con bị chết. Sau đó, cán bộ thú y huyện Tánh Linh đã tổ chức hiêu hủy, theo dõi đàn heo và lấy mẫu gửi đi xét nghiệm. Các kết quả mẫu lợn trên địa bàn xã Gia An gửi Chi cục Thú y vùng VI xét nghiệm đều dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Còn tại huyện Đức Linh, ổ dịch được xác định tại trang trại có quy mô 759 con của gia đình ông Lý Văn Hương, ở thôn 1, xã Đức Chính. Từ 6 con lợn bị chết ngày 5/6 đến ngày 7/6 đã có 29 con chết. Các lợn bị chết đều có biểu hiện triệu chứng dịch tả lợn Châu Phi nên ngay sau đó chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy theo đúng quy định. Đồng thời cơ quan chức năng đã lấy 15 mẫu gửi Chi Cục Thú y vùng VI xét nghiệm kết quả dương tính với dịch tả heo Châu Phi.
Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Thuận, tính đến nay xã Đức Chính đã tiêu hủy trên 100 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi và đang tiếp tục theo dõi đàn heo nhà ông Hương. Còn tại xã Gia An đã tiêu hủy toàn bộ đàn lợn của 2 hộ chăn nuôi nói trên.
Đàn lợn bị dịch tả lợn Châu Phi được tiêu hủy theo đúng quy định |
Ông Võ Văn Ty, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tánh Linh, cho biết, các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn hiện được địa phương triển khai quyết liệt. Ngay trong ngày nghỉ địa phương cũng đã cử cán bộ xuống cơ sở nắm bắt tình hình và tuyên truyền cho người dân nắm bắt về dịch tả lợn Châu Phi. Đối với vùng đã xuất hiện dịch đã được cơ quan chức năng khoanh vùng và tập trung cho công tác vệ sinh chăn nuôi.
Tương tự, ông Trương Quang Đến, Trưởng phòng NN-PTNT Đức Linh, cho biết, sau khi trên địa bàn xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, địa phương đã nhanh chóng thành lập các chốt kiểm dịch tại vùng dịch và các xã lân cận.
Được biết, toàn xã Đức Chính có tổng đàn heo trên 4.500 con, chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ. Còn xã Gia An có 161 hộ chăn nuôi với 1.658 con heo.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn