12:59 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bón NPK-S Lâm Thao tăng năng suất, chất lượng thanh long

Thứ ba - 25/07/2017 22:32
Cây thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mexico và Colombia, là cây nhiệt đới khô...
Bón NPK-S Lâm Thao thanh long năng suất cao, mã quả đẹp

Bón NPK-S Lâm Thao thanh long năng suất cao, mã quả đẹp

Quả thanh long có màu sáng đẹp (đỏ, tím, vàng), ruột có loại màu trắng, có loại màu đỏ và loại màu vàng, trong đó có rất nhiều hạt nhỏ màu đen. Quả nặng 150 - 600 gr, cũng có giống cho quả nặng 1 kg.  

1. Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng

Nhiệt độ thích hợp cho thanh long là 14 - 26oC và tối đa 38 - 40oC. Thanh long là loại cây có thân hình dây, rất dài, có 3 cạnh dẹt, màu xanh, mép lượn sóng, ưa sáng, chịu nhiệt, chịu hạn, không chịu úng, không chịu lạnh, không chịu mưa to (mưa to sẽ làm rụng hoa, thối quả). Nở hoa vào ban đêm (chỉ 1 đêm), có bộ rễ không khí.

Sau khi thanh long đậu quả, nếu chiếu ánh sáng liên tục ban đêm thì quả chín nhanh hơn, mã quả đẹp hơn. Vì vậy người trồng thanh long thường thắp đèn điện suốt đêm trong thời gian có quả. Thanh long có thể ra hoa, kết quả sau 9 - 12 tháng đặt bầu trồng.  

2. Quy trình trồng

2.1. Yêu cầu đất trồng

Có thể trồng trên nhiều loại đất, từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan; tuy nhiên để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH 5,5 - 6,5, giàu hữu cơ.

2.2. Thiết kế vườn

2.2.1. Chuẩn bị đất trồng: Vùng đất thấp như ở đồng bằng sông Cửu Long cần đào mương lên líp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác: Mương rộng 1 - 2m, líp rộng 6 - 7m. Sau đó trồng cây trụ, lên mô và bón lót. Kích thước mô: 80 x 30cm. Cây trồng theo kiểu nanh sấu (trồng theo hàng so le nhau).

Vùng đất cao nên đào hố, kích thước hố 80 x 30cm. Chọn nơi có nguồn nước suối hoặc nước ngầm để tưới cho cây vào mừa nắng.

Đối với thanh long trồng ở vùng duyên hải miền Trung nên trồng cây chắn gió, có thể trồng các loại cây như mít, dừa… trồng thẳng góc với hướng gió để làm giảm thiệt hại của gió, bão.

Cần chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống một tháng, có thể dùng trụ xi măng cốt sắt, trụ gạch hoặc trụ gỗ. Cần chú ý khi dùng trụ xi măng trong năm đầu vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sai của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hoặc bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt của trụ.

2.2.2. Chuẩn bị hom giống: Cành được chọn làm giống cần chọn trên cây mẹ tốt, khỏe và phải đạt các tiêu chuẩn sau: Tuổi cành 6 - 24 tháng, cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế thối cành. Chiều dài cành tốt nhất 40 - 50 cm. Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh. Các mắt mang chum gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 10 - 15 ngày cho ra rễ hoặc có thể đem trồng thẳng không qua giai đoạn giâm cành.

09-13-17-dsc-5066151155703
Trưng bày giới thiệu sản phẩm thanh long sạch

2.2.3. Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng 3 x 3,5m hay 3 x 3m. Mật độ trồng 1.000 trụ/ha. Có thể trồng xen với các loại cây khác. Tuy nhiên, cần bảo đảm cho thanh long nhận đủ ánh sáng.

2.2.4. Giống: Thanh long ở Việt Nam hiện có nhiều giống, tuy nhiên giống hiện được trồng phổ biến và đang xuất khẩu trên thị trường là thanh long ruột trắng; thời điểm ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, thời gian từ đậu quả đến thu hoạch 28 - 35 ngày.

2.2.5. Thời vụ: Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà chọn thời vụ trồng thích hợp. Tháng 10 - 11 có thuận lợi là nguồn hom dồi dào, các vùng đất thấp cần tránh nguy cơ ngập úng và đảm bảo có đủ nước tưới khi gặp khô hạn. Tháng 5 - 6: Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa, nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống, dễ bị ngập úng, thối gốc.  

3. Bón phân NPK-S Lâm Thao

Liều lượng bón:

Tháng

Vườn từ 3-5 tuổi

Vườn > 5 tuổi

NPK-S*M1 5.10.3-8

NPK-S*M1  12.5.10-14

NPK-S*M1 5.10.3-8

NPK-S*M1  12.5.10-14

9-10

1,8

 

2,0

 

12

 

0,7

 

0,9

2

 

0,7

 

0,9

4

 

0,7

 

0,9

5

 

0,4

 

0,7

6

 

0,4

 

0,7

7

 

0,4

 

0,7

8

 

0,4

 

0,7

Ghi chú:

- Định kỳ bón 8 lần/năm.

- Vào đầu mùa mưa có thể bón phân chuồng ủ hoai, liều lượng 10 - 20kg/trụ.

- Mỗi trụ = 3 - 4 cây.

Chúc bà con nông dân và các doanh nghiệp trồng thanh long sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Theo TS BÙI HUY HIỀN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321343

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73368314