01:05 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cảnh báo mưa lớn từ áp thấp nhiệt đới

Thứ ba - 29/10/2019 05:21
Hiện nay đã xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, nguy cơ thành bão. Theo dự báo, Trung Bộ và Tây Nguyên sắp mưa rất lớn. Khu vực dự kiến đổ bộ sẽ vào đất liền là Bình Định-Ninh Thuận.
 
Toàn cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 29/10,  Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai triển khai công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, chiều 28/10, vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Hồi 07h sáng ngày 29/8, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 111,3 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển Bình Thuận khoảng 800 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Dự báo, trong 24 giờ tới, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão (bão số 5). Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: Bắc Vĩ tuyến 10,0 độ Vĩ Bắc; đông Kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông. ATNĐ di chuyển nhanh (15km/h) theo hướng tây-tây bắc.

"Đến 20h-21h00 ngày 30/10 sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Bình Định-Ninh Thuận. Điều nguy hiểm là bão đổ bộ vào thời điểm mực nước triều đang lên, đạt cao độ 1,9 m/2,3 m (nước dâng) nên nguy cơ ngập lụt có thể cao hơn", ông Khiêm nói.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương, đặc biệt là các tỉnh Nam Trung Bộ theo dõi sát tình hình mưa lũ, thông báo cho tàu thuyền trên biển về nơi tránh trú an toàn, đảm bảo an toàn cho diện tích nuôi trồng thủy sản, đề cao cảnh giác với những tai biến địa chất.

Theo ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), điều đáng lo ngại hiện nay khi ATNĐ vào bờ là gây mưa lớn, ảnh hưởng đến nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh. Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho thấy, khu vực có khả năng ảnh hưởng hiện có 144.111 ô lồng (tại Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Định). Ngoài ra, trên địa bàn những tỉnh này còn khoảng 60.000 ha lúa chưa thu hoạch.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tính chất của áp thấp nhiệt đới khá nguy hiểm, diễn biến khó lường do hình thành từ giải hội tụ nhiệt đới; lại rơi vào vùng có những biến đổi khí hậu cực đoan, mưa nhiều. Ba năm gần đây, liên tục ghi nhận những cơn mưa lớn bất thường. 

"Vì vậy, các ngành chức năng, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến của mưa bão, khẩn trương kiểm tra, thông báo cho tàu thuyền về nơi tránh trú bão an toàn; thông báo cho người dân chủ động bảo vệ các lồng bè nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, phải hết sức cẩn trọng với các tai biến địa chất như sạt lở, để tránh gây thiệt hại về người và tài sản", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rất to trên diện rộng. Cụ thể, từ ngày 30-31/10, Thừa Thiên-Huế đến Ninh Thuận và Tây Nguyên có mưa 300-400 mm/đợt (riêng Bình Định - Khánh Hòa 400-600 mm/đợt).

Từ ngày 31/10-02/11, Thanh Hóa - Thừa Thiên-Huế có mưa 200-300 mm/đợt (riêng Nghệ An - Quảng Bình 300-500 mm/đợt).

Các sông từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và Tây Nguyên xuất hiện đợt lũ diện rộng. Đỉnh lũ ở mức báo động BĐ2-3, trên các sông suối nhỏ và thượng lưu các sông lên trên mức BĐ3. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, trong đó có Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Theo nhận định của Ban Chỉ đạo, áp thấp nhiệt đới xảy ra trên khu vực dân cư đông đúc, kinh tế phát triển nhiều đô thị lớn và khu du lịch, nghỉ dưỡng, dọc dải ven biển và trên các đảo có khách du lịch trong nước và quốc tế; trong khi kinh nghiệm ứng phó với bão của người dân còn hạn chế (đã bị thiệt hại rất nặng nề về người, thuỷ sản do bão Damrey số 12/2017 và sạt lở đất, lũ quét do mưa lũ sau bão số 8 năm 2018).

Báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho thấy, đến 6h ngày 29/10 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 44.968 phương tiện/209.082 người biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ. Đến thời điểm còn 741 tàu/8.487 người hoạt động trong khu vực nguy hiểm.

Theo Đỗ Hương/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 28615

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 292178

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73339149