00:25 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng lớn thắng lớn

Thứ tư - 25/06/2014 03:59
Mô hình cánh đồng lớn tại HTXNN Nam Thành, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực (Nam Định) vừa thu hoạch xong, năng suất đạt cao và lúa thương phẩm được DN thu mua với giá 9.000 đ/kg.
 
Cánh đồng lớn thắng lớn
Thu hoạch lúa tại HTX Nam Thành


Trên cánh đồng thuộc HTX  Nam Thành, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch nốt những thửa cuối cùng để kịp thời đóng bao, bán cho đơn vị thu mua. Vừa chuyển những bao thóc từ chiếc máy gặt đập liên hợp, ông Trần Văn Việt, thôn 1, xã Đồng Sơn vừa cho biết: "Vụ xuân năm nay, gia đình tôi gieo cấy toàn bộ 5 sào ruộng bằng giống lúa BT7.

Do tuân thủ chặt chẽ khung thời vụ và những hướng dẫn kỹ thuật về cách chăm sóc, bảo vệ mạ và bón phân cân đối nên lúa đẻ nhánh khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, lại chắc hạt nên được mùa to, năng suất ước đạt trên 250 kg/sào, cao hơn so với các vụ xuân trước từ 20 - 30 kg/sào".

Theo ông Việt, tuy gặp nhiều khó khăn đầu vụ do thời tiết khắc nghiệt, một số diện tích của nhiều hộ trong HTX cấy sau Tết Nguyên đán bị chết rét, nhưng các gia đình đã kịp thời cấy dặm bổ sung, tích cực chăm bón và phòng trừ sâu bệnh nên lúa vẫn cho năng suất cao hơn những vụ trước.

Không chỉ gia đình ông Việt, toàn bộ xã viên HTX Nam Thành trong vụ xuân này đều thắng lợi bởi giống BT7 cho năng suất cao, bán được giá. Ông Vũ Tuấn Khải, Chủ nhiệm HTX Nam Thành cho biết, có được kết quả trên là do địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, đồng ruộng đã được chỉnh trang.

Đặc biệt nhiều tuyến đường giao thông nội đồng được đắp mới và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh tăng năng suất và xây dựng các mô hình CĐL, cánh đồng liên kết SX - tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, với phương pháp “3 cùng” (cùng trà, cùng giống, cùng phương thức canh tác), bà con đã từng bước thay đổi tập quán canh tác từ SX manh mún sang SX tập trung quy mô, sản lượng lớn.

dsc-3377135246128
Hệ thống sấy và đóng bao của Vinafood 1 tại Nam Định

Cũng theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Nam Định, một số thỏa thuận đã được thực hiện như Tổng Cty ứng trước cho nông dân thóc giống, phân bón với giá gốc, không tính lãi, đối trừ sau khi mua sản phẩm; mua thóc tươi tại ruộng ngay sau khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp;
Tổng Cty hỗ trợ Cty Lương thực Nam Định xây dựng và lắp đặt hệ thống giàn sấy lúa ngay tại Cty. Đây là tiền đề để các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình CĐL gắn với liên kết SX, tiêu thụ sản phẩm trong các vụ sau.

Một trong những lý do quan trọng trong thắng lợi của CĐL của HTX Nam Thành nói riêng, huyện Nam Trực nói chung là trong vụ xuân năm nay, Sở NN-PTNT đã xây dựng được các mô hình liên kết SX - tiêu thụ sản phẩm giữa một số địa phương với Tổng Cty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1).

Tại HTX Nam Thành, hiện Vinafood 1 đã cơ bản hoàn thành công tác thu mua ngay tại ruộng với sản lượng hơn 200 tấn lúa của nông dân với giá 9.000 đồng/kg thóc, cao hơn giá thị trường khoảng 10%.

Ông Đới Văn Ngọc, xã viên HTX Nam Thành cho biết: "Sau những khó khăn từ đầu vụ, chúng tôi rất phấn khởi vì năm nay lại được mùa, lúa gần như không có hạt lép. Hơn nữa, Cty thu mua ngay thóc tươi, nông dân không phải lo phơi, bảo quản, có thời gian tập trung chuẩn bị vụ mùa. Năm sau chương trình liên kết này mà tiếp tục duy trì nhất định nhà tôi lại tham gia".

Đây có lẽ không chỉ là mong muốn của riêng ông Ngọc mà còn là mong ước của đông đảo bà con nông dân trong xã.

Hiệu quả của mô hình trên đã được khẳng định, trong các vụ tới, Sở NN-PTNT tiếp tục mở rộng ra các địa phương khác. Ông Đỗ Hải Điền, PGĐ Sở cho rằng, chính việc đẩy mạnh liên kết SX, tiêu thụ lúa gạo theo mô hình CĐL là nguyên nhân đạt được những kết quả trên.

“Ngày 18/12/2013, UBND tỉnh Nam Định và Vinafood 1 đã ký biên bản ghi nhớ, hợp tác thực hiện chương trình xây dựng các mô hình CĐL, liên kết SX, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa chất lượng cao (BT7), bắt đầu từ vụ xuân 2014 đến hết vụ xuân 2019.

Trong vụ xuân này, Tổng Cty đã ký hợp đồng SX, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo với 4 HTXNN gồm Giao Hà, Giao Yến (Giao Thủy) và Nam Thái, Nam Thành (Nam Trực) với quy mô trên 360 ha; dự kiến sản phẩm thu mua khoảng 1.000 tấn”, ông Điền cho hay.
 

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 24230

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1083490

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72766199