13:10 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyên gia quốc tế đến Việt Nam bàn kế diệt sâu keo mùa thu

Thứ hai - 19/08/2019 02:59
Mới đây, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) và Tập đoàn Bayer đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế và tham quan mô hình “Giải pháp phòng trừ sâu keo mùa thu hiệu quả” tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên).

Chương trình đã thu hút đông đảo sự quan tâm và tham gia của các chuyên gia quốc tế đến từ Pakistan, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines.

Nhiều quyết sách và hành động

Theo Ủy ban Nông Lương Liên Hợp Quốc, sâu keo mùa thu là loại sâu hại có nguồn gốc từ châu Mỹ, thức ăn ưa thích của sâu keo mùa thu là cây ngô. Tuy nhiên, loại sâu hại này có thể lây lan tới 80 loại cây trồng khác với mức độ gây hại lớn. Tại châu Phi, sâu keo mùa thu đã gây thiệt hại kinh tế ước khoảng 1 – 3 tỷ USD.

Sâu keo mùa thu chính thức xuất hiện tại châu Á từ giữa năm 2018 và gây hại nhiều diện tích ngô của nông dân. Mặc dù lúa gạo là cây trồng chủ yếu tại châu Á, song cây ngô cũng là một cây lương thực quan trọng, nguồn cung chính cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm.

Đây chính là lý do mà các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp từ các quốc gia châu Á nhóm họp tại Việt Nam để cùng trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược theo dõi và kiểm soát sự gây hại từ loài sâu này.

 chuyen gia quoc te den viet nam ban ke diet sau keo mua thu hinh anh 1

 Chuyên gia quốc tế tham quan mô hình giống ngô kháng sâu keo mùa thu.  (ảnh: Nguyễn Quỳnh)

Sâu keo mùa thu chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2019 và gây hại nặng nề trên cây ngô. Số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), tính đến đầu tháng 8, hơn 18.000ha ngô trên toàn quốc đã bị sâu keo xâm hại. Công tác phòng trừ hết sức khó khăn và tốn kém do tốc độ sâu sinh sản nhanh, vòng đời dài, tập quán canh tác nhỏ lẻ, mỗi nơi lại có một thời điểm gieo trồng và cơ cấu mùa vụ khác nhau.

Trước tình hình dịch hại nguy hiểm xâm nhập, Bộ NNPTNT đã đưa ra nhiều quyết sách và chương trình hành động để phòng chống dịch hại này. Cục BVTV đã chỉ đạo hệ thống BVTV tập trung theo dõi, giám sát và thực hiện nhiều hoạt động để ứng phó với sâu keo mùa thu; liên tục tổ chức các buổi hội thảo chỉ đạo công tác phòng trừ và chia sẻ các giải pháp hiệu quả cao trên khắp cả nước.

“Sâu keo mùa thu là đối tượng gây hại nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm sang nhiều loại cây trồng quan trọng khác nên công tác phòng trừ cần được thực hiện hết sức khẩn trương. Là một viện chuyên môn về khoa học nông nghiệp, chúng tôi đã và đang hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế để đánh giá, tìm ra giải pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) hiệu quả và bền vững – từ thuốc BVTV, giống kháng, kiểm soát sinh học truyền thống, pheromone, phương pháp canh tác... để có thể đưa ra các khuyến nghị giải pháp dựa trên khoa học tới bà con” - TS Đào Thế Anh-Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.

Thúc đẩy áp dụng giống ngô kháng sâu

Tại Việt Nam, nông dân được tiếp cận với nhiều công cụ để phòng chống sâu keo mùa thu nhờ sự ủng hộ của chính phủ đối với các tiến bộ nông nghiệp.

Về giải pháp giống, nông dân đã được tiếp cận với hai sản phẩm giống ngô kháng sâu DK 6919S và DK 9955S của Tập đoàn Bayer. Công nghệ kháng sâu tích hợp trong hai giống ngô này đã được Bộ TNMT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ NNPTNT cấp giấy phép đủ điều kiện làm thực phẩm thức ăn chăn nuôi và công nhận giống cây trồng mới từ năm 2015.

Công nghệ kháng sâu Tập đoàn Bayer hiện đang cung cấp là công nghệ tiên tiến nhất hiện có trên thị trường với sự có mặt của 2 protein Bt kháng sâu, đồng thời áp dụng mô hình quản lý tính kháng bằng vùng trú ẩn 5% nhằm cung cấp giải pháp phòng trừ sâu hiệu quả và bền vững. 

Sâu keo mùa thu đang bùng phát số lượng lớn trên ngô ở nhiều địa phương nhưng hoàn toàn có thể phòng chống có hiệu quả bằng các biện pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ tổng hợp".
TS Nguyễn Văn Liêm - Viện trưởng Viện BVTV  

“Nhờ các chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, công nghệ giống kháng sâu của Tập đoàn Bayer hiện đã có mặt sẵn sàng trên thị trường và phát huy hiệu quả cao trong công cuộc giúp nông dân phòng trừ các loại sâu hại hại bộ cánh vảy, bao gồm sâu keo mùa thu, sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang vượt trội" - ông Andre Kraide - Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Pakistan (thuộc Bayer CropScience) chia sẻ.

“Nhà tôi năm nay trồng 10 mẫu ngô, vừa giống thường vừa giống kháng sâu. Tháng 7 vừa rồi tôi thu hoạch khu vực giống thường thì năng suất giảm hẳn so với năm ngoái, tỷ lệ bắp thối nhiễm nấm chiếm tới 34%, mặc dù tôi đã đầu tư rất nhiều công sức và chi phí phòng trừ. Khu vực trồng giống DK 9955S thì năng suất vẫn cao nhờ khả năng kháng sâu có sẵn trong giống. Sang năm không chỉ nhà tôi mà các hộ xung quanh cũng nói sẽ chuyển sang dùng giống kháng sâu” - nông dân Vũ Văn Sai ở huyện Võ Nhai cho hay.

Về giải pháp thuốc BVTV, Cục BVTV đã công bố tên 4 hoạt chất sử dụng tạm thời vào tháng 5/2019, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương báo cáo, cập nhật các loại thuốc hiệu quả để đưa vào danh mục khuyến cáo cho bà con. Đồng hành, Tập đoàn Bayer đang thực hiện khảo nghiệm đánh giá hiệu lực sinh học của sản phẩm Vayego® (tetraniliprole) để phòng trừ sâu keo mùa thu.

Vayego® là một loại thuốc trừ sâu thế hệ mới, tác dụng nhanh và phổ rộng, tính kháng cao với nhiều loại sâu hại, đồng thời có tính chọn lọc cao và không gây tác động nguy hại đến các loài chân khớp có lợi, rất phù hợp với chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). 

Nguyễn Quỳnh/http://danviet.vn
X
em bài viết gốc tại đây!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 119


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1164596

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72847305