04:33 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cứu nông nghiệp miền Trung khỏi 'đại hạn'

Chủ nhật - 05/07/2015 23:30
Từ đầu năm 2015 đến nay, nông nghiệp miền Trung đã và đang phải trải qua giai đoạn hạn hán, thiếu nước tưới nghiêm trọng trong khi suốt từ đầu tháng 6-2015 đến nay, liên tục xuất hiện các đợt nắng nóng kỷ lục, nền nhiệt độ lên tới 40 - 41 độ C...
Hỗ trợ thiệt hại, tháo gỡ khó khăn
 
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhận định, đây là đợt hạn hán kỷ lục trong lịch sử. Bộ NN-PTNT vừa tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra và đánh giá tình hình thiệt hại do hán hán ở miền Trung. Thông tin mới nhất từ các đơn vị chức năng cho biết, chỉ tính riêng tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa đã có tới 54.833ha lúa bị hạn nặng gây chết hoặc không thể trồng trọt được trong vụ đông xuân và vụ hè thu năm nay. Đã có 12.224ha nông nghiệp bị thiệt hại tới 70% diện tích gieo trồng.
 
Hạn hán kéo dài khiến hàng trăm hécta chè huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh bị khô cháy.

Tổng cục Thủy lợi cũng cho biết, từ đầu tháng 1-2015 đến đầu tháng 7-2015 đã có tổng số 142.480 người dân lâm cảnh thiếu nguồn nước ăn và nước sinh hoạt trầm trọng, trong đó tại Bình Thuận là nơi đang căng thẳng nhất với119.350 người bị ảnh hưởng. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận đang phải huy động các phương tiện chở nước cấp cho mỗi người dân duy trì từ 25-30 lít nước/ngày.
 
Còn theo thông tin từ Cục Chăn nuôi, hạn hán không chỉ làm lúa, bắp chết vì thiếu nước mà chăn nuôi của bà con nông dân cũng đang thiệt hại nặng nề. Hạn hán đã gây thiếu nguồn thức ăn, làm suy dinh dưỡng và ngộ độc, chết khoảng 1.810 con gia súc gồm dê, cừu, trâu bò tập trung chủ yếu tại Ninh Thuận.
 
Theo Bộ NN-PTNT, để cứu bà con cũng như sản xuất nông nghiệp khỏi đại hạn, hiện hàng loạt tỉnh đang có công văn đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại và tháo gỡ những khó khăn. Trong đó, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị được hỗ trợ hơn 57,529 tỷ đồng; tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ giống cây trồng từ nguồn dự trữ để người dân có điều kiện khôi phục sản xuất sau hạn hán đối với diện tích phải dừng sản xuất là16.329ha là 88 tỷ đồng; tỉnh Nghệ An đề nghị hỗ trợ cấp bách một số kinh phí chống hạn là 420 tỷ đồng; còn tỉnh Quảng Trị đề nghị được hỗ trợ 135,772 tỷ đồng. Các địa phương cũng sẽ tiếp tục rà soát tình hình thiệt hại, tổng hợp số liệu đề xuất kinh phí hỗ trợ để Bộ NN-PTNT tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra theo các quy định hiện hành. Bộ NN-PTNT sẽ xem xét đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ dân phải bỏ đất hoang hóa không gieo trồng được do nắng hạn.
 
Liên tiếp xảy ra các vụ cháy
 
Ngoài ra, tình hình nắng nóng cũng đã làm nhiều nơi xảy ra cháy rừng. Ông Hồ Phi Hòe - Chủ tịch UBND xã Công Thành (Nghệ An) cho biết, đám cháy rừng thông Động Tù Và thuộc 2 xóm Tân Long và Ngọc Sơn bùng phát lúc21 giờ ngày 1-7. Huyện Yên Thành và xã Công Thành đã huy động trên 1.000 người thuộc 6 xã lân cận tham gia dập lửa. Do đêm tối, khu vực núi Động Tù Và dốc đứng lại xa nguồn nước, thời tiết hanh khô nên việc dập lửa rất khó khăn. Cho đến 2 giờ sáng ngày 2-7 vụ cháy được khống chế, nhưng ước tính khoảng hơn 10 ha rừng thông đã bị thiêu rụi.
 
Tại tỉnh Bình Định, trong 2 ngày 29 và 30-6 đã xảy ra 3 vụ cháy rừng tại núi Đá Cóc (thị xã An Nhơn).
 
Chính phủ đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ NN-PTNT triển khai công tác khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, chỉ đạo sản xuất vụ hè thu, vụ mùa năm 2015 hợp lý. Các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường quản lý việc khai thác cát, sỏi trên sông, tổ chức giám sát chặt chẽ việc vận hành các hồ chứa nước, có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh nguồn nước, hạn chế suy giảm mực nước trên hệ thống sông chính trong mùa cạn, nhất là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. 
 
Nhóm PV Báo Sài Gòn Giải Phóng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178


Hôm nayHôm nay : 23286

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 95415

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73142386