19:05 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

ĐBSCL sẽ hiện đại hóa công nghệ sau thu hoạch lúa

Thứ ba - 07/05/2013 06:22
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai nhiều dự án nâng cao chất lượng lúa gạo nhằm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới, trước hết là hiện đại hóa công nghệ sau thu hoạch.

Các dự án trên sẽ giúp Đồng bằng sông Cửu Long giảm chi phí sản xuất 30.000 đồng/tấn lúa, giúp tăng thu từ lúa trên 500 tỷ đồng mỗi năm. Giá trị tăng thêm của lượng lúa Hè Thu và Thu Đông do không còn bị hao hụt đạt khoảng 6.000 tỷ đồng.

Từ nay đến năm 2020, các tỉnh sẽ trang bị thêm từ 20.000-25.000 máy gặt đập liên hợp và máy sấy lúa, bảo đảm cơ giới hóa các khâu gặt, sấy cho ít nhất 80% diện tích đất lúa. Từ nay đến năm 2015, các tỉnh bảo đảm thu hoạch lúa bằng máy đạt ít nhất 50% diện tích đất.

Đến năm 2015, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng thêm 70 hệ thống sấy hiện đại, công suất từ 10-30 tấn lúa/giờ, gắn với các trung tâm chế biến gạo xuất khẩu, bảo đảm sấy 4 triệu tấn lúa/năm, cộng với số máy sấy trong dân, sẽ bảo đảm sấy 80% lượng lúa Hè Thu, Thu Đông hàng năm.

Sức chứa của hệ thống kho lương thực tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang được nâng lên 3,98 triệu tấn. Hệ thống kho được xây dựng tại 52 địa điểm thuộc 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi hoàn thành vào cuối năm 2013, hệ thống kho hoạt động theo cơ chế cơ giới hóa và tự động hóa nhằm nâng cao năng suất lao động và kiểm soát các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản. Mức độ cơ giới hóa đạt 80% còn lại 20% được tự động hóa.

Việc nâng cấp, xây mới hệ thống kho nêu trên nhằm bảo đảm dự trữ, lưu thông 10 triệu tấn lúa/năm ở Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian tối đa là 6 tháng, bảo đảm thu mua hết lúa cho dân, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất của người trồng lúa và nhà chế biến, xuất khẩu.

Đến nay, việc cơ giới hóa thu hoạch lúa đáp ứng khoảng 800.000ha trong vụ Đông Xuân, tuy tăng gấp ba lần năm 2007 nhưng chỉ đáp ứng được 51% nhu cầu cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa Đông Xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong vụ lúa Hè Thu, Thu Đông hàng năm, do thu hoạch trong mùa mưa, mặt ruộng thường bị sình lầy, tầm hoạt động của máy bị hạn chế nên diện tích thu hoạch lúa bằng máy đạt tỷ lệ thấp hơn vụ Đông Xuân.

Nhiều năm qua, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 2 vụ lúa Hè Thu và Thu Đông từ 2,2-2,3 triệu ha với tổng sản lượng thu hoạch từ 12-14 triệu tấn/năm. Lượng lúa hao hụt sau thu hoạch hai vụ này nhiều hơn vụ Đông Xuân (vì thu hoạch trong mùa mưa) với mức từ 10-12% do thiếu máy sấy./.

TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 141


Hôm nayHôm nay : 70165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046156

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61368113