08:54 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

ĐBSCL thu hoạch lúa Đông-Xuân sớm: Nỗi lo… rớt giá

Thứ hai - 09/02/2015 19:27
Nông dân các tỉnh ĐBSCL mới bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân 2015, một vụ mùa chủ lực trong năm; thế nhưng tình trạng rớt giá thê thảm khiến nhiều người lo lắng, nhất là ngày tết đã cận kề…
ĐBSCL thu hoạch lúa Đông-Xuân sớm: Nỗi lo… rớt giá

ĐBSCL thu hoạch lúa Đông-Xuân sớm: Nỗi lo… rớt giá

Giá giảm, khó tiêu thụ

Hiện lúa IR50404 nông dân bán tại ruộng dao động ở mức giá 4.300 - 4.350 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ thu đông vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 400 - 500 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Lam, ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết: “Tôi vừa thu hoạch 12ha lúa, năng suất hơn 7,5 tấn/ha. Vụ Đông-Xuân năm nay giá lúa thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lời rất ít. Đáng lo ngại hơn, giá lúa thấp nhưng nông dân vẫn khó bán vì thương lái liên tục trì hoãn, chưa chịu thu mua…”.

Tại Vĩnh Long, nông dân các huyện Trà Ôn, Tam Bình… cũng đang ngồi trên lửa khi giá lúa Đông-Xuân quá thấp và khó tiêu thụ. Ông Nguyễn Văn Năm, ở xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn bày tỏ: Cả năm nông dân đều trông vào vụ lúa Đông-Xuân để giải quyết nợ nần và chi tiêu 3 ngày tết, vậy mà giá lúa xuống quá khiến nhiều gia đình khó khăn lo tết…

Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL cũng đang lao dốc. Vì lượng gạo thành phẩm trong kho chưa có đầu ra nên các doanh nghiệp mua gạo nguyên liệu đầu vào cũng rất chậm.

Ông Trần Thanh Vân, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gentraco, cho biết: “Hiện loại gạo nguyên liệu làm ra gạo 5% tấm đang được doanh nghiệp mua vào với giá 6.250 đồng/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm chỉ còn 6.100 đồng/kg…”. So với cuối năm 2014 thì giá gạo nguyên liệu các loại hiện nay giảm từ 700 - 900 đồng/kg”. Lượng gạo xuất khẩu chính ngạch của các doanh nghiệp thực hiện trong tháng 1-2015, đạt 169.358 tấn, trị giá FOB 77,322 triệu USD, khá thấp so với nhiều tháng qua.

Trong khi giá gạo xuất khẩu cũng ở mức thấp. Đối với gạo 5% tấm là 376 USD/tấn; gạo 25% tấm là 349 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm 2014 lần lượt là 401 và 380 USD/tấn. Các doanh nghiệp nhận định, tình hình xuất khẩu gạo sẽ còn nhiều khó khăn…

Lượng tăng chất thấp

Trước tình hình giá lúa Đông-Xuân giảm mạnh, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho Đồng Tháp thực hiện thí điểm thu mua lúa gạo tạm trữ sớm trong vụ Đông-Xuân 2014 - 2015, với số lượng 350.000 tấn (quy gạo). Theo đó, nếu so với giá thành thực tế sản suất lúa thì nông dân từ hòa vốn đến lỗ, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của hơn 156.000 hộ trồng lúa trong tỉnh (hơn 200.000ha). Thực tế cho thấy, thời gian qua diện tích sản xuất lúa tăng lên, nhiều vùng canh tác liên tục 3 - 4 năm không xả lũ đón phù sa vào đồng ruộng, sản lượng lúa ĐBSCL cũng tăng theo.

Thế nhưng thu nhập của phần lớn nông dân trồng lúa vẫn thấp, bấp bênh. Chỉ riêng năm 2014 sản lượng lúa toàn vùng đạt 25 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với năm trước. Tuy nhiên, năm 2014, chỉ xuất khẩu chính ngạch được 6,316 triệu tấn gạo, trị giá FOB 2,789 tỷ USD (không đạt kế hoạch 7 triệu tấn đề ra đầu năm) và thấp nhất trong vòng 4 năm qua. So với năm 2013, xuất khẩu gạo chính ngạch của Việt Nam năm 2014 giảm gần 300.000 tấn, về giá trị giảm hơn 100 triệu USD…
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, hiện các nước nhập khẩu đã biết vùng ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa nên chưa vội mua nhiều gạo, mà chờ đến khi thu hoạch rộ, tồn đọng nhiều… để đưa ra mức giá mua thấp. Trong khi các doanh nghiệp chưa có đầu ra nên tạm thời không dám mua nhiều. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh kiến nghị: “Nhà nước nên sớm có chính sách tạm trữ lúa lâu dài, có thể đến vài tháng liên tiếp thì mới có thể giải quyết được tình trạng giá cả bấp bênh hiện nay”.

Trong chuyến công tác tại ĐBSCL mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhận định: ngành sản xuất lúa đang được tập trung tái cơ cấu sản xuất để phát triển bền vững. Dứt khoát không chạy theo số lượng, giá trị thấp mà nên chuyển sang nền nông nghiệp có chất lượng cao, sức cạnh tranh, hiệu quả cao; đặc biệt là tạo ra mức thu nhập cao cho nông dân trồng lúa được khá lên.

Nguồn: Báo Đồng Tháp online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 182


Hôm nayHôm nay : 46176

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 997205

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72679914