05:40 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để “lộc rừng” mãi nở hoa

Thứ bảy - 04/11/2017 08:32
Sản phẩm “Hạt dẻ Lục Nam” của huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể. Mặc dù người dân coi đây là “lộc rừng” do thiên nhiên ban tặng, nhưng luôn ý thức trong việc khai thác, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo vừa bảo vệ môi trường, tạo nguồn sinh thái tự nhiên.

Gia đình bà Tạ Thị Lộc, thôn Dốc Đỉnh thu hoạch hạt dẻ dưới tán rừng.

“Lộc rừng”

Lục Nam được xem là địa phương duy nhất ở phía Bắc có diện tích rừng dẻ tái sinh khá lớn với 1.100ha, sản lượng hàng năm ước đạt 8.000 tấn; tập trung ở các xã Lục Sơn, Bình Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh, Nghĩa Phương, Huyền Sơn, Cẩm Lý. Trong đó, Lục Sơn, Trường Sơn, Nghĩa Phương là những nơi có diện tích dẻ lớn nhất cũng như số hộ tham gia quản lý, bảo vệ đông nhất, với trên 400 hộ.

Có lẽ rất hiếm loài cây nào như cây dẻ, ra hoa vào cuối mùa đông năm nay nhưng phải đợi đến cuối hạ năm sau mới cho thu hoạch. Từ những nụ hoa ấy sẽ nhú lên những chùm hạt non, và cứ thế lớn dần trong nắng ấm. Khi bước vào cuối thu, đầu đông, hạt dẻ trở nên cứng cáp, được bọc trong lớp vỏ gai nhọn, chờ đến hạt khô cứng, có thể thu hái được thì những quả gai nhọn ấy tự nứt ra, rơi xuống đất.

Mùa thu hoạch dẻ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch. Năm nào hoa dẻ nở vào dịp áp Tết Nguyên đán, trời ít mưa thì năm đó được mùa còn nếu hoa nở sớm hơn hay muộn hơn, gặp mưa nhiều hoặc bị sâu ăn lá thì chắc chắn năm đó mất mùa.

Có mặt tại khu rừng dẻ tái sinh của gia đình ông Đặng Bá Ảnh, thôn Quỷnh Sành, xã Nghĩa Phương (Lục Nam), hiện lên trước mắt tôi là những tia nắng thu vàng óng đọng trên thảm lá khô bên sườn dốc. Cùng với đó là 4-5 người đang bắt đầu dọn lá, nhặt hạt dẻ. Được biết, gia đình ông Ảnh có 11ha rừng, trong đó 3ha rừng dẻ tái sinh. Hằng ngày, ông gắn bó với rừng, ăn ngủ cùng rừng. Có lẽ vì thế mà năm nay đã bước qua tuổi 60 nhưng trông ông vẫn khỏe mạnh.

Ông Ảnh tâm sự: “Năm nay dẻ được mùa, gia đình tôi ước thu về gần 2 tấn hạt. Với giá bán khoảng 30.000 đồng/kg, trừ chi phí thuê nhân công, chắc cũng còn gần 40 triệu đồng”.

Sang tới thôn Dốc Đỉnh (xã Nghĩa Phương), chúng tôi gặp hai mẹ con bà Tạ Thị Lộc đang cặm cụi nhặt hạt dẻ. Theo bà Lộc, do mới chớm vụ thu hoạch nên quả rụng chưa nhiều. Trung bình mỗi ngày, hai mẹ con bà chỉ nhặt được gần 10kg hạt dẻ.

Bà Lộc năm nay gần 70 tuổi. Mười đầu ngón tay của bà đã chai sần vì những vết đâm của gai nhọn trên quả qua mỗi mùa dẻ chín. Hai mươi năm về trước, bà cùng các con lên đây phát quang cây dại để bảo vệ rừng dẻ tái sinh. Mấy năm sau, Nhà nước có chủ trương giao cho các hộ dân khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, gia đình bà được nhận hơn 1ha ngay phía sau nhà nên việc trông nom, bảo vệ khá thuận tiện.

Để “lộc rừng” mãi nở hoa

Năm 2015, “Hạt Dẻ Lục Nam” của huyện Lục Nam đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho HTX dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Mai Sưu. Người dân huyện Lục Nam tự hào khi có sản vật hạt dẻ Lục Nam với hương vị thơm, bùi, chắc không giống như hạt dẻ nơi khác. Nhiều người ví đây là “quà rừng”, “lộc rừng” do thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Bên cạnh đó, rừng dẻ còn có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ môi trường, tạo nguồn sinh thái tự nhiên. Trong chủ trương phát triển kinh tế rừng, huyện Lục Nam đã quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng dẻ tái sinh, coi nó như “báu vật” của huyện. Hằng năm, ngoài 100.000 đồng do tỉnh hỗ trợ cho mỗi hecta, huyện còn dành số tiền tương đương để người dân trông nom, bảo vệ.

Tuy nhiên, nguy cơ rừng dẻ tái sinh bị chặt phá, thay bằng rừng kinh tế hay trồng cây ăn quả là không thể tránh khỏi, dẫu biết là vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, có thời điểm giá bán hạt dẻ khá cao, thương lái đến tận nhà thu mua nhưng nhiều chủ rừng vẫn không mặn mà bởi so với trồng rừng kinh tế, nguồn thu từ rừng dẻ tái sinh thấp hơn nhiều. Theo tính toán, 1ha rừng kinh tế, sau 3 năm cho thu lãi khoảng 150 triệu đồng trong khi dẻ, nếu được mùa, mỗi năm chỉ thu hơn chục triệu đồng.

Được biết, UBND huyện Lục Nam đã xây dựng, phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất hạt dẻ Lục Nam với quy mô 1.400ha. Trong đó, xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như: Phát triển sản xuất dẻ gắn với du lịch sinh thái Suối Mỡ, du lịch tâm linh Tây Yên Tử; tổ chức thực hiện một số dự án nhằm phát triển cây dẻ như: Khoanh nuôi tái sinh, điều chỉnh mật độ, trồng mới, hỗ trợ khoán bảo vệ... Tiếp tục tuyên truyền quảng bá phát triển thương hiệu “Hạt dẻ Lục Nam”.

Mặt khác, Lục Nam đang có hướng nghiên cứu phát triển những lâm sản phụ ngoài gỗ, như cây dược liệu cùng các loài nấm quý chỉ mọc dưới tán rừng dẻ tự nhiên. Từ đây, giúp người dân có thêm thu nhập cải thiện đời sống hàng ngày, từ đó bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ rừng, để “lộc rừng” mãi nở hoa.

Hoàng Văn/kinhtenongthon.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 30237

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 212269

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73259240