05:15 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để nuôi tôm vụ 3 tại miền Bắc hiệu quả

Thứ bảy - 10/06/2017 09:24
Nghề nuôi tôm hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức (dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, chất lượng con giống)… Trước thực trạng đó, hàng loạt vấn đề đã được đặt ra: Cần làm gì và làm như thế nào để có thể nâng cao năng suất và chất lượng của tôm nuôi nước lợ.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giới thiệu mô hình nuôi tôm tại Quảng Ninh Ảnh: Mai Phương

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giới thiệu mô hình nuôi tôm tại Quảng Ninh Ảnh: Mai Phương

Vượt khó

Theo báo cáo của Cục Thú y, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước bị thiệt hại trong năm 2016 lên đến gần 68.000 ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích nuôi cả nước, tăng 26% so năm 2015. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại khoảng 18.000 ha, nuôi quảng canh là 35.921 ha, còn lại là các hình thức nuôi khác như tôm - lúa, tôm xen cua hoặc cá. Nguyên nhân được các chuyên gia xác định: Thời tiết biến đổi, nắng nóng kéo dài dẫn đến thiếu nước, nhiệt độ và độ mặn tăng cao làm tôm yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, gây thiệt hại cho tôm nuôi.

Mặc dù phải đối mặt với không ít thách thức, song nuôi tôm miền Bắc đã đóng góp đáng kể vào sản lượng chung của ngành tôm. Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khu vực phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế có 11 tỉnh/thành phố nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi tôm đạt 34.726 ha chiếm 5,9% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước (trong đó, tôm thẻ chân trắng là 10.875 ha, tôm sú là 23.850 ha). Sản lượng nuôi tôm của khu vực đạt 48.382 tấn, chiếm 7,36% (trong đó, tôm thẻ chân trắng đạt 40.114 tấn và tôm sú đạt 8.268 tấn).

Giảm rủi ro, nâng lợi nhuận

Ông Dương Tiến Thể, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trước tình trạng một số nước trong khu vực và trên thế giới đã tạm ngừng nhập khẩu tôm sống và tôm đông lạnh từ Việt Nam do lo ngại về dịch bệnh (đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, đầu vàng, Taura, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô và bệnh hoại tử cơ); Cục Thú y đã có kế hoạch triển khai giám sát tại vùng trọng điểm sản xuất tôm giống (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bạc Liêu) và các tỉnh trọng điểm về nuôi tôm thương phẩm xuất khẩu (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau) nhằm đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, hiện nay có nhiều mô hình nuôi tôm theo công nghệ thông minh siêu lợi nhuận. Trước hết để hạn chế được dịch bệnh, bà con phải phòng bệnh tổng hợp (từ khâu thiết kế ao, chuẩn bị ao, nguồn nước, mùa vụ thả, mật độ, cỡ giống thả, chăm sóc quản lý thu hoạch và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật). Trong báo cáo của cơ quan quản lý năm 2016, 70% tôm chết là do môi trường và thời tiết, 23% tôm chết do bệnh và dịch bệnh, 7% chết không rõ nguyên nhân. Người nuôi tôm muốn hạn chế được dịch bệnh cần áp dụng các phương pháp “3 sạch” - nước sạch, đáy sạch và tôm sạch; Phương pháp “4 không” - không để nước quá lâu (phải bổ sung và thay nước), không để nước quá sâu (độ sâu phù hợp từ 1,4 - 1,8 m); không để nước đứng yên (phải quạt nước, sục khí ôxy); không lấy nước trực tiếp (lấy qua lắng cấp 1, lắng cấp 2). Áp dụng 3 xem, 4 định trong cho ăn: Trong đó 3 xem là: xem thời tiết, xem màu nước, xem sức khỏe tôm. Sau đó mới quyết định thức ăn cho tôm. 4 định là: định số lượng, định chất lượng, định thời gian, định địa điểm, tùy theo cỡ tôm giống để quyết định cỡ thức ăn, hàm lượng đạm, số lượng thức ăn.

Cũng theo ông Tiêu, so với các tỉnh Nam Trung bộ và miền Nam, các tỉnh ven biển miền Bắc với đặc thù bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết (nhiệt độ thấp vào mùa đông, bão lụt) nên mùa vụ nuôi tôm có khác. Tôm thương phẩm trái vụ (hay nuôi tôm vụ 3) bán được giá cao hơn vụ nuôi chính, tạo động lực cho người nuôi mạnh dạn đầu tư, cùng sự quan tâm của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, chính quyền địa phương.

“Nuôi tôm vụ 3 góp phần làm tăng sản lượng, năng suất tôm nuôi, đặc biệt là đối  với khu vực phía Bắc nơi có mùa vụ nuôi ngắn. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ thấp không thuận lợi khiến tôm phát triển chậm, thời vụ kéo dài, dịch bệnh dễ bùng phát, chi phí đầu vào tăng cao; chất lượng tôm giống chưa đảm bảo khó đáp ứng cho nhu cầu nuôi thâm canh và bán thâm canh” - ông Tiêu đánh giá.

Cùng đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo: Để nuôi tôm vụ 3 đạt hiệu quả và phát triển bền vững cần căn cứ vào điều kiện thời tiết từng năm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch nuôi cho phù hợp.

 

>> Ông Bùi Ngọc Liêm, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Móng Cái (Quảng Ninh): Đầu tư cho nuôi tôm là cần thiết, trong đó nuôi tôm vụ 3 chỉ nên áp dụng đối với cơ sở nuôi có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng đáp ứng với nuôi thâm canh, chủ động nguồn nước, có ao lắng, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, tăng cường các giải pháp tăng nhiệt cho tôm nuôi (có mái che, nuôi trong nhà...).

 

Nguồn: www.thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153


Hôm nayHôm nay : 33369

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 353072

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73400043