16:38 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để sản xuất vụ mùa hiệu quả

Thứ hai - 12/06/2017 23:10
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vụ mùa 2017 các tỉnh ĐBSH có nền nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm, nắng nóng xuất hiện không kéo dài.

 

Mưa có khả năng đến muộn so với trung bình nhiều năm, bão tập trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9, đề phòng có bão muộn di chuyển không theo quy luật. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông, lốc, mưa đá và bão, lũ có khả năng xuất hiện vào thời kỳ giao mùa...

1441275886-074f47fc082916457
Máy cấy cho năng suất gấp hàng chục người cấy tay

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đối với cây trồng, đảm bảo một vụ mùa thắng lợi cần áp dụng tốt một số giải pháp kỹ thuật sau:

- Đối với SX lúa:

+ Nên bố trí các trà lúa mùa sớm và mùa trung là chủ yếu. Vì các trà này khi lúa trổ bông, làm hạt thường vào những thời điểm thời tiết được an toàn không gặp bão, lũ hay gió lạnh ảnh hưởng (chọn các giống lúa có TGST từ 90 - 115 ngày là phù hợp).

+ Để giảm thiểu tỷ lệ bạc lá vi khuẩn cho các diện tích lúa mùa nên lựa chọn các giống lúa có gen kháng bạc lá hoặc giống ít bị nhiễm bệnh này, không nên gieo cấy giống mẫn cảm với vi khuẩn bạc lá.

+ Chủ động chuẩn bị tốt đảm bảo đủ giống cho SX đồng thời chuẩn bị nguồn giống dự phòng cho ít nhất 5% diện tích vùng trũng bằng các giống ngắn ngày như Khang dân 18, P6, N25... đề phòng mưa úng cuối tháng 7 đầu tháng 8. Có thể giữ mạ dược, mạ sân, mạ tỉa dặm còn thừa sau cấy để dự phòng. Không nên gieo thẳng các giống lúa ngắn ngày xuống vùng bãi trũng đề phòng ngập úng do mưa lớn.

+ Triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả theo kế hoạch phòng chống úng vụ mùa bằng việc kiểm tra các công trình, trạm bơm, tu sửa máy móc và các công trình hư hỏng, nạo vét kênh mương tiêu, vớt bèo khơi thông dòng chảy, tôn cao bờ vùng, đảm bảo tưới tiêu hợp lý tránh để ruộng khô cạn hoặc ngập úng trên tất cả các diện tích gieo cấy lúa mùa. Cần thực hiện tốt việc chỉ đạo chống úng ngập từ huyện đến các xã, thị trấn ngay từ đầu vụ.

+ Để kịp thời phát triển các trà mùa sớm đòi hỏi công tác thu hoạch và làm đất được thực hiện một cách nhanh gọn và khẩn trương (tập trung cao độ cả về nhân lực lẫn máy móc). Phương châm “thu hoạch đến đâu làm đất rập rạ ngay đến đó” cần được thực hiện để gieo cấy đúng lịch thời vụ.

+ Xử lý đất: Việc tiến hành làm đất gieo cấy luôn sau khi thu hoạch lúa xuân khiến nhiều diện tích lúa mùa thường hay bị vàng lá nghẹn rễ do ngộ độc hữu cơ. Để khắc phục hiện tượng này cần tiến hành rập rạ, ngâm nước và rắc vôi tả (15 - 20kg/sào) hoặc dùng chế phẩm sinh học nấm Trichodecma để hạn chế bốc chua, giúp rơm rạ phân hủy nhanh, cây lúa bén rễ và phát triển thuận lợi.

Trong SX lúa, công tác dự tính dự báo tình hình dịch hại phải làm thường xuyên, chính xác và kịp thời, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác diệt chuột ngay từ đầu vụ bằng cách tổ chức đánh bắt đồng loạt và tập trung. Mỗi địa phương cử ra các đội đánh bắt chuột chuyên nghiệp mới có kết quả cao. Diệt và bắt ốc bươu vàng sớm, đồng loạt không để tình trạng chuột, ốc phá lúa...

+ Quy vùng SX, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật: SX đảm bảo một vùng, một giống, một thời gian để tiện cho việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thuận lợi cho công tác làm đất và phòng trừ sâu bệnh.

Các phương thức gieo cấy như gieo mạ nền, cấy bằng máy, gieo thẳng theo phương pháp sạ hàng cần được ưu tiên áp dụng trên các vùng chủ động tưới tiêu để vừa giảm bớt công lao động, giảm tỷ lệ sâu bệnh nhất là bệnh khô vằn, làm tăng năng suất lúa.

Áp dụng biện pháp 3 giảm, 3 tăng (giảm lượng giống, giảm lượng đạm, giảm thuốc BVTV, tăng lượng phân hữu cơ, kali để tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm).

Chọn lựa và sử dụng phân bón cho lúa mùa một cách hợp lý và cân đối, ưu tiên sử dụng phân tổng hợp (NPK), thực hiện bón lót sâu, bón thúc sớm để lúa đẻ nhánh tập trung, sinh trưởng, phát triển thuận lợi, hạn chế sâu bệnh cuối vụ.

- Đối với rau màu hè thu:

+ Quy hoạch những vùng đất cao, chủ động tưới tiêu nước để quy hoạch thành vùng SX, ưu tiên chọn lựa các chân đất thuộc vùng chuyển đổi. Phát triển đa dạng các loại rau màu, ưu tiên gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như dưa, bí xanh, cà chua, ớt...

+ Nhân rộng các mô hình trình diễn các giống cây lai có hiệu quả và triển vọng. Áp dụng các cải tiến kỹ thuật vào các cây trồng này như biện pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp, che vòm ni lông, làm nhà màn, nhà lưới đơn giản... Ngoài ra có thể bố trí một số vùng chuyên SX cây giống, hạt giống phục vụ gieo trồng vụ đông để giảm bớt chi phí.

+ Ưu tiên phát triển và có cơ chế hỗ trợ vùng SX hàng hóa gắn với bao tiêu sản phẩm nhằm từng hình thành vùng nguyên liệu tập trung, ổn định và có thương hiệu.

Theo Đông Đức/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1208297

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71435612