10:31 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đi tìm giống lúa chịu hạn, mặn

Thứ tư - 16/03/2016 04:51
vựa lúa của cả nước- đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục gần 100 năm qua. Trong bối cảnh này, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì việc nghiên cứu, lai tạo ra các giống lúa có khả năng chống chịu với hạn, mặn được xem là lối ra cho người trồng lúa nơi đây.
Lai tạo ra các giống lúa có khả năng chống chịu với hạn, mặn được cho rất cần thiết hiện nay.

Lai tạo ra các giống lúa có khả năng chống chịu với hạn, mặn được cho rất cần thiết hiện nay.

Trong buổi làm việc với tỉnh- thành ĐBSCL tìm giải pháp ứng phó hạn mặn mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Cao Đức Phát cho biết, công việc tìm giống lúa thích ứng hạn mặn đã được bộ và các nhà khoa học ở các viện, trường, địa phương trong vùng triển khai rất khẩn trương.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, những năm qua, Viện Lúa ĐBSCL và Trường ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu, chọn lọc và cho ra đời một số giống lúa chịu hạn, mặn từ 4- 6‰. Nhiều địa phương bước đầu chọn tạo, gieo sạ có hiệu quả giống chịu mặn.

Cụ thể, vùng đất “cánh đồng chó ngáp” huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vốn hoang hóa vì mặn, phèn, giờ đây đã có thể trồng khá hiệu quả giống lúa sỏi và một bụi đỏ. Ngoài khả năng chịu mặn, phèn, chống chịu được sâu bệnh, lúa sỏi có đặc điểm hạt gạo thơm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, còn lúa một bụi đỏ tỷ lệ bạc bụng dưới 4%, mềm cơm, không bị vỡ khi xay xát. Với các giống lúa có những đặc điểm nổi bật trên, huyện Hồng Dân đã và đang nhân rộng, sản xuất trên 5.000ha diện tích ao tôm.

Tại Vĩnh Long, theo TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai- Giám đốc Trung tâm Giống, cơ cấu giống vụ Hè Thu 2016 cũng hướng tới những giống lúa chịu được hạn, mặn từ 2- 3‰ như OM6976, OM9921, OM 6677,…

Song, theo bà, khả năng chịu mặn của những giống lúa này chủ yếu tập trung ở giai đoạn mạ là chính. Do đó, các giống lúa chịu mặn cần được bổ sung thêm khả năng chịu mặn ở cả giai đoạn mạ lẫn giai đoạn trổ đòng để kịp thời thích ứng khi mặn xâm nhập bất thường, vì theo bà: “Trong tình huống mặn xâm nhập bất thường, nhờ chủ động nên đến nay chúng tôi có khoảng 400- 500 tấn giống lúa nguyên chủng, chịu hạn tới mặn 2- 3‰ sẵn sàng cho vụ lúa Hè Thu tới”.

Còn theo Viện Lúa ĐBSCL, đến nay viện đã chọn, lai tạo được khoảng 18 giống lúa được nhân giống trình diễn để chọn ra những giống lúa mới triển vọng ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất ở vùng ĐBSCL. Trong đó, có một số giống chống chịu mặn tốt từ 4- 5‰ như: OM 108, OM 284, giống lúa chịu mặn từ 3- 4‰ như: OM 359, OM 232, OM 9921...

Viện Lúa ĐBSCL cũng đang ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu.

Ngoài khả năng chịu hạn, mặn, Viện Lúa ĐBSCL quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật liên quan đến canh tác lúa như sử dụng phân bón giàu khoáng vi lượng- vitamin, chế phẩm sinh học, hóa chất cải tạo đất, kỹ thuật tưới tiêu, cải tạo đất... sao cho giúp cây lúa chịu đựng tốt hơn trong điều kiện bị nhiễm mặn.

PGS- TS. Võ Công Thành (Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng- ĐH Cần Thơ) cho biết, trên thế giới, hiện nay chỉ có lúa chịu được độ mặn cao nhất là 8‰ vào giai đoạn thu hoạch. “Các giống lúa trên thế giới chỉ chú trọng vào tính chịu mặn nên khi áp dụng vào vùng đất mặn ở ĐBSCL vốn bị nhiễm phèn đã không thành công hoặc cho năng suất thấp hơn. Trong khi những giống lúa của trường có thể chịu được 10‰, riêng ở Cà Mau là 12,7‰, thành công rất đáng mừng”- PGS- TS. Võ Công Thành nói thêm.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp- PTNT) lưu ý, đối với những vùng khó khăn về nước tưới, chịu ảnh hưởng phèn, mặn nông dân nên sử dụng một số giống ngắn ngày như: OM 5464, AS 996, OM 2517, OM 5451, OM 6677, OM 6976; vùng ven biển Nam Bộ sử dụng các giống IR50404, OM 576, OM 5476, OM 4900, OMCS 2000, Jasmine 85, RVT, VD 20, ST5; vùng bán đảo Cà Mau phù hợp với các giống OM 4900, OM 2517, GKG 1, OM 7347, RVT, OM 5954.

Ngoài việc tìm giống lúa mới, nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi một số cây trồng cho phù hợp với điều kiện thiếu nước ngọt như hiện nay. Song, trên diện rộng diện tích đất trồng lúa vẫn chiếm khá cao (khoảng 1,6 triệu hecta). Vì thế, việc nhiều địa phương đang thực hiện các dự án “giống lúa siêu chịu mặn” rất được nông dân hưởng ứng. Đây là bước đi cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vựa lúa ĐBSCL.

Theo Cục Trồng trọt, diễn biến khí tượng- thủy văn vẫn còn nhiều phức tạp. Để hạn chế tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL trong năm 2016, các địa phương cần bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của các vụ Hè thu 2016 và Thu Đông 2016 thật hợp lý, né tránh hạn, mặn, tập trung, nhanh và gọn. Về lâu dài, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa bị hạn, mặn, trồng lúa kém hiệu quả.

Theo TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, trong khi những giống lúa khác ở huyện Long Hồ thất thu do nhiễm mặn, thì 2 giống lúa “đặc sản” địa phương là LH8 và LH9 có khả năng chống chịu hạn mặn 2- 3‰ khá tốt. Tuy nhiên, để có đánh giá chính xác hơn, những ngày tới sẽ phối hợp với các nhà khoa học các viện, trường khảo sát tại những vùng nhiễm mặn nặng hơn có gieo sạ 2 giống này để có hướng phát triển phù hợp.

Nguồn: báo Vĩnh Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 460


Hôm nayHôm nay : 45830

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70887096