02:56 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, ngành chăn nuôi lộ điểm yếu

Thứ ba - 28/05/2019 20:33
Sau nhiều năm “mải mê” đầu tư nuôi lợn mà ít chú ý đến các vật nuôi khác, cơ cấu chăn nuôi trong nước đang mất cân đối nghiêm trọng. Đặc biệt khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành, thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn cả xã hội và môi trường.

Năng suất thấp

Theo ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cả nước có khoảng 3,5 triệu lợn nái nhưng chỉ sản xuất được 30 triệu lợn thịt, trong khi Nhật Bản chỉ có 1 triệu lợn nái nhưng sản xuất được 28 triệu lợn thịt một năm. Năng lực sản xuất của Nhật Bản gấp nhiều lần Việt Nam trong khi họ cũng phải nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Việt Nam có hàng triệu nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng đại đa số chăn nuôi theo tập quán truyền thống. Người dân chủ yếu tận dụng thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi lợn. Lợn tới lứa thì bán chứ chưa đầu tư nhiều cho việc tăng năng suất bằng kỹ thuật bài bản.

 dich ta lon chau phi bung phat, nganh chan nuoi lo diem yeu hinh anh 1

Cơ cấu chăn nuôi phải cân đối lại tỉ trọng số lợn với các vật nuôi khác.  Ảnh: Nguyên Vỹ

Trung bình 1 con lợn nái tiêu thụ 2kg thức ăn/ngày, nếu giảm 1 triệu con nái sẽ tiết kiệm được 2 triệu kg thức ăn/ngày. “Thay vì nuôi 3-4 con lợn nái, nay người dân chỉ cần nuôi 2 con nhưng tập trung vào năng suất, hạ giá thành thì lãi từ 2 con lợn nái có khi bằng nuôi cả 4 con theo phương pháp cũ" - ông Công cho biết.

Theo ông Công, giá thành chăn nuôi lợn phải kéo xuống còn khoảng 30.000 đồng/kg thì sức cạnh tranh mới tăng lên. Ông Công lấy ví dụ: Gần 10 năm trước, khi xảy ra vụ kiện chống bán phá giá gà vào Mỹ, giá thành chăn nuôi gà là 28.000 đồng/kg. Hiện, Việt Nam đã xuất gà đi các nước vì giá thành giảm rất nhiều, chỉ còn 22.000 đồng/kg. Giá thành của các nước khoảng 18.000 đồng/kg, nhưng do cộng thêm phí vận chuyển khi nhập khẩu nên giá bán cũng không hơn giá trong nước. Hiện, ngành chăn nuôi gà đã tương đối ổn định.

Sự bất ổn từ dịch bệnh trong chăn nuôi lợn đặt ra nhu cầu phải chuyển dần bớt sang chăn nuôi gà. “Chăn nuôi gà tiêu tốn ít thức ăn, vòng quay cho thu hoạch cũng ngắn nên gánh nặng ô nhiễm môi trường ít hơn, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Sau đợt dịch tả lợn châu Phi này, ngành chăn nuôi cần lột xác mạnh mẽ” - ông Công đề nghị.

Cần thay đổi cơ cấu chăn nuôi

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thừa nhận, 10 năm qua ngành chăn nuôi tăng trưởng rất cao nhưng còn tập trung với con lợn mà quên các loại vật nuôi khác. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi khó khăn như thế này. Hai năm qua, cả nước nỗ lực cứu vãn thị trường thịt lợn, nhưng dịch tả lợn châu Phi lan tới, vượt quá sức cố gắng của mọi người, giờ lại phải căng mình cứu đàn bằng mọi giá.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá chăn nuôi lợn vẫn đang chiếm 70% trong cơ cấu, không chỉ gây rủi ro về kinh tế mà còn gây áp lực cả mặt xã hội và môi trường. Nhu cầu thay đổi lại cơ cấu chăn nuôi và khẩu phần được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết.

Dù dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng việc kiểm soát không hề đơn giản. Hệ lụy là ngành chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có nguyên nhân từ thói quen tiêu dùng, tập quán chăn nuôi khiến cơ cấu chưa hợp lý.

Trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm ở châu Âu thịt gia cầm chiếm 40%, hơn 35% là gia súc ăn cỏ, 20 - 25% là thịt lợn. Điều này hoàn toàn ngược lại ở Việt Nam và Trung Quốc: 65 - 70% là thịt lợn, 20 - 25% thịt gia cầm, còn lại là thịt đỏ. Đây không phải là cơ cấu hợp lý khi chăn nuôi lợn gây áp lực rất lớn về thị trường và môi trường.

Theo đó, trong năm 2019, ngành chăn nuôi phải điều chỉnh tốc độ tăng trưởng gia cầm từ 6% (1,2 triệu tấn thịt) năm 2018 lên 9%. Số trứng gia cầm năm 2018 đạt 11,8 tỉ quả cũng được đề nghị tăng lên 12  - 18 tỉ quả. Cục Chăn nuôi có lý do tin tưởng sẽ làm được vì dịch được kiểm soát, giống và công nghệ chăn nuôi đã có. Chỉ còn vấn đề thị trường thì phải đẩy mạnh xuất khẩu, còn trong nước thì tuyên truyền thay đổi thói quen tiêu dùng.

Thị trường cũng còn rất lớn với gia súc ăn cỏ và sữa. Trước kia, nhiều người lo ngại không chăn nuôi gia súc lớn được vì lo ngại khí hậu và không có cánh đồng rộng lớn. Nhưng hiện nay công nghệ chăn nuôi đã thay đổi. Chính các doanh nghiệp trong nước đang vẽ lại bản đồ về chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Lợi thế nữa là sinh khối chất xanh. Trong nước không có đồng cỏ lớn nhưng có cỏ để cắt và nguồn phế phụ phẩm làm thức ăn công nghiệp.

Cả nước hiện có 7 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, 2 triệu hộ chăn nuôi lợn. Nếu tính trung bình mỗi hộ có 5 người, thì có 40 - 50 triệu người đang phụ thuộc vào chăn nuôi. “Chúng ta vẫn phải chăn nuôi nhưng cần thay đổi lại cơ cấu. Đó là tất yếu” - ông Dương nhấn mạnh.

Theo Nguyên Vỹ/ Dân Việt

Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 33299

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1101783

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60110106