01:14 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Định hướng phát triển tôm càng xanh đến năm 2020

Chủ nhật - 20/04/2014 04:44
Xác định tôm càng xanh là sản phẩm chiến lược trong xuất khẩu thủy sản của tỉnh, năm 2009, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

Theo đó, định hướng phát triển là khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên mặt đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Lấy hệ thống nuôi tôm càng xanh luân canh với lúa (1 vụ tôm - 1 vụ lúa) làm mô hình nhân rộng nhằm khai thác tốt tiềm năng mùa nước nổi và giải quyết việc làm cho nhiều người dân vùng nông thôn; Phát triển sản xuất thủy sản theo định hướng thị trường, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Xem tôm càng xanh là một trong những ngành hàng chiến lược xuất khẩu tiềm năng (sau cá tra, ba sa) để đẩy mạnh đầu tư phát triển.

Mục tiêu, nhằm tạo sự đa dạng các sản phẩm chế biến xuất khẩu có giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường; Bố trí sản xuất hợp lý và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng với vùng nuôi tập trung trên cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, nhằm hạn chế các rủi ro về môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ…

Phấn đấu đến năm 2015: diện tích nuôi tôm đạt 4.000 ha, sản  lượng 6.400 tấn, lượng tôm post 680 triệu con; Đến năm 2020: diện tích nuôi tôm đạt 6.000 ha, sản lượng 9.600 tấn, lượng tôm post 1.020 triệu con. Với vùng nuôi chính là các huyện, thị xã: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Lấp Vò.

Mô hình tôm càng xanh - lúa cho hiệu quả bền vững - Ảnh: Trần Út

Giải pháp thực hiện:

- Thành lập và phát triển mạng lưới các trại giống ở địa phương trong tỉnh có quy mô, phương tiện, vật chất và trang thiết bị đảm bảo chức năng nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất; hình thức khuyến khích và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trên địa bàn vùng nuôi. Giám sát kỹ thuật sản xuất giống tại cơ sở, chất lượng giống và nâng cao kỹ năng, nhận thức để tạo ra sản phẩm đạt phẩm chất cao về di truyền, sinh trưởng và sinh sản…

- Các trại sản xuất phải có ít nhất một kỹ thuật viên được tập huấn kỹ thuật về quy trình ứng dụng sản xuất.

- Đầu tư nâng cấp trung tâm giống thủy sản, các trại thủy sản cấp 2, trạm quan trắc môi trường, trang bị các thiết bị chuyên dùng phục vụ nghiên cứu, kiểm dịch động vật thủy sản, phòng vi sinh và các phương tiện dự báo tình hình dịch bệnh.

- Hạ tầng chế biến và tiêu thụ thủy sản: đầu tư xây mới 1 nhà máy chế biến tôm đông lạnh, hoặc lắp mới 2 - 4 dây chuyền chế biến tôm, xây dựng chợ đầu mối thủy sản ở vùng sản xuất tập trung, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tôm càng xanh.

Thị trường tiêu thụ:

- Tổ chức tốt kênh tiêu thụ ở thị trường nội địa, như: chợ đầu mối, hệ thống thu mua, phân phối, tồn trữ, sơ chế, vận chuyển… xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm phát huy vai trò và hiệu quả đối với các vựa đầu mối. Chú trọng việc tiêu thụ thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh nông sản phẩm.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường. Việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết tôm nguyên liệu cho ngư dân, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.

- Tăng cường liên kết và ký kết hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến với người nuôi trước khi thả giống. Các vùng nuôi thủy sản tập trung quy hoạch phải thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hội nghề nghiệp nhằm nâng cao vai trò, hoạt động của các tổ chức kinh tế này, hỗ trợ việc liên minh sản xuất, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sự ổn định trong quá trình sản xuất.

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: 751,804 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Nhà nước: 237,5 tỷ đồng (đầu tư đường điện 3 pha, bờ bao, vốn khuyến ngư, nghiên cứu khoa học, xúc tiến thương mại, chuẩn bị đầu tư) và vốn dân: 514,304 tỷ đồng (đầu tư trang ủi san bằng mặt ruộng, làm đê bao lửng cho từng ô nuôi của các hộ nuôi tôm, kinh phí xây dựng các trại sản xuất giống tôm càng xanh).

Đối với vốn lưu động: đến năm 2020 khi phát triển hoàn chỉnh về quy mô sản xuất, cần nguồn vốn lưu động 680 tỷ đồng, trong đó vốn vay chiếm cơ cấu 80 - 85%.

Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 318

Máy chủ tìm kiếm : 37

Khách viếng thăm : 281


Hôm nayHôm nay : 38094

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1490861

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74537832