12:27 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự báo tình hình dịch hại trên một số cây trồng vụ Xuân 2020

Thứ năm - 19/03/2020 05:30
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiệt độ trung bình tại các tỉnh Bắc Trung bộ Vụ Xuân 2020 cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5-10C; các đợt rét đậm, rét hại chỉ tập trung chủ yếu trong tháng 01 và tháng 02/2020 với khoảng 3-5 đợt rét đậm ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Bắc Trung bộ nhưng không kéo dài. Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết sẽ có nhiều biến động và diễn biến khó lường sẽ tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa giai đoạn gieo cấy và thời kỳ trổ bông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại tích lũy số lượng và có khả năng phát sinh gây hại nặng.

Để chủ động trong công tác phòng trừ các đối tượng dịch hại cây trồng vụ Xuân 2020, Chi cục Trồng trọt vào Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh dự báo thời điểm phát sinh gây hại một số đối tượng dịch hại chủ yếu như sau:
1. Trên cây lúa:
  1.1. Bọ trĩ, ruồi đục nõn: Gây hại chủ yếu trên lúa gieo thẳng trà Xuân muộn giai đoạn lúa 2-3 lá đến đẻ nhánh; cao điểm gây hại từ 15/2 đến 5/3, hại nặng trên các trà lúa gieo cấy muộn, ruộng thiếu nước, trên các giống lúa lai.
1.2. Tuyến trùng rễ: Phát sinh gây hại mạnh vào giai đoạn đầu vụ nhất là ruộng lúa thường xuyên bị khô hạn, thiếu nước, đất cát pha hoặc đất nhiễm phèn, giữ nước kém. Tuyến trùng rễ chỉ ngừng sinh trưởng trong môi trường ngập nước, vì vậy để phòng trừ tuyến trùng rễ trên lúa, thường xuyên điều tra đồng ruộng, phát hiện sớm, cho nước vào ruộng khoảng 3-5cm và giữ liên tục 5-7 ngày.
1.3. Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết có nhiều biến động, vụ Xuân có xu hướng “nghiêng ấm” là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, cần chủ động các biện pháp phòng trừ bệnh từ giai đoạn mạ trên các giống nhiễm trà Xuân trung  (Xi23, NX30, XT28) gieo cấy ở các vùng có điều kiện canh tác đặc thù, vùng sâu trũng, chua phèn như Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, đồng thời làm tốt công tác điều tra phát hiện để xử lý kịp thời khi bệnh chớm trên các giống trà xuân muộn và chủ động phun phòng trừ bệnh trên cổ bông giai đoạn lúa trổ vè và sau khi lúa trổ 5-7 ngày, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra.
          1 .4. Rầy nâu - rầy lưng trắng: Tích lũy số lượng từ đầu vụ, nhân nhanh số lượng giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ trở đi và phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa làm đòng đến chắc xanh; từ giữa tháng 3 vào giai đoạn lúa đứng cái đến trung tuần tháng 4 rầy có khả năng gây hại nặng cục bộ trên các giống nhiễm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Từ 20/4 trở đi rầy phát sinh gây hại với mật độ cao, diện phân bố rộng và có thể gây cháy trên diện rộng, nhất là đối với những vùng không chủ động nước, gieo cấy các giống lúa nhiễm rầy như Xi23, NX30, P6, Nếp 98, Xuân mai 12, Khang dân 18,...    
          1.5. Sâu cuốn lá nhỏ:Trong điều kiện thời tiết vụ Xuân ấm, sâu cuốn lá nhỏ có khả năng tích lũy và nhân nhanh số lượng ngay từ đầu vụ, cao điểm gây hại từ 25/3 trở đi, nếu không được phòng trừ kịp thời có khả năng sẽ gây hại nặng giai đoạn cuối vụ trên diện rộng.
  1.6. Sâu đục thân hai chấm: Vụ Xuân, sâu đục thân phát sinh 2 lứa/vụ, trong đó sâu lứa 2 gây hại vào giai đoạn lúa làm đòng - trổ bông, đây là lứa sâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa vụ Xuân. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại mạnh, cần thực hiện tốt công tác dự tính dự báo để chỉ đạo phòng trừ kịp thời.
1.7. Bệnh đốm nâu: Phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, cao điểm gây hại giai đoạn lúa đứng cái-làm đòng tập trung trên các giống VTNA2, HT1,… hại nặng trên vùng đất cát ven biển, đất chua phèn, nghèo dinh dưỡng, chế độ chăm sóc không đúng quy trình. Chủ động phòng bệnh bằng hình thức bón bổ sung phân hữu cơ, bón cân đối các yếu tố dinh dưỡng, duy trì chế độ nước hợp lý.
  1.8. Bệnh khô vằn: Thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng - trỗ đến chín sáp. Nhiệt độ, độ ẩm cao, nắng mưa xen kẻ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại mạnh, đặc biệt trên chân ruộng sâu trũng, gieo cấy dày, bón thừa đạm.
  1.9. Bệnh lùn sọc đen Phương Nam: Là bệnh do virus gây ra, môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng. Bệnh thể hiện triệu chứng điển hình từ giai đoạn phân hóa đòng, tuy nhiên mẫn cảm nhất là từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh rộ. Vì vậy ngay từ đầu vụ sản xuất, tiến hành thu mẫu rầy, mẫu lúa để phân tích giám định nguồn vi rút bệnh lùn sọc đen Phương Nam nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
1.10. Chuột: Phát sinh gây hại ngay từ đầu vụ và gây hại trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa. Vụ Đông 2019 không có các đợt lũ lớn, thời tiết có xu hướng ấm, nguồn thức ăn trên đồng ruộng phong phú tạo điều kiện cho chuột sinh sản, tích lũy số lượng lớn và gây hại mạnh trên tất cả các đối tượng cây trồng. Vì vậy, công tác diệt chuột phải luôn được chú trọng và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, phối hợp nhiều biện pháp.
  2. Trên cây lạc:
2.1. Sâu xanh, sâu khoang Là loài sâu đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, cao điểm gây hại từ cuối tháng 3 đến hết tháng 4 vào thời lạc ra hoa, đâm tia - phát triển quả.
2.2. Bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng, mốc xám: Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ trung bình, ẩm độ cao, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lạc, cao điểm gây hại từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, trùng vào giai đoạn lạc 2-3 lá đến phân cành. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, trời âm u, sương mù nhiều.
3. Trên cây ngô:
3.1. Sâu keo mùa thu:  Là đối tượng dịch hại mới, gây hại nặng  trên ngô và các cây trồng khác, là đối tượng có sức gây hại lớn, mức độ nhân số lượng nhanh và gối lứa liên tục trên đồng ruộng. Vì vậy cần làm tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo để chủ động phát hiện và triển khai phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
3.2. Sâu xám: Thường gây hại ở tất cả các vùng trồng ngô vào giai đoạn cây con, sâu thường gây hại vào ban đêm, sâu tuổi 4 trở đi sâu phá mạnh có thể cắn đứt ngang thân ngô. Sâu thường hại nặng trên các vùng đồi trồng ngô có thành phần cơ giới nhẹ.
3.3. Sâu đục thân, đục bắp: Sâu có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây ngô, hại nhiều nhất từ khi cây trổ cờ đến hình thành bắp. Vào thời điểm trung tuần tháng 3 trở đi.
3.4. Rệp cờ: Rệp tích lũy số lượng từ giai đoạn 7-9 lá, cao điểm gây hại từ giai đoạn trỗ cờ - phun râu trở đi, rệp hút nhựa ở nõn, bẹ lá, bông cờ, ... làm cho cây ngô sinh trưởng, phát triển kém, thân nhỏ, bắp bé.
4. Trên cây ăn quả:
4.1. Sâu vẽ bùa, sâu nhớt, sâu xanh bướm phượng: Sâu gây hại quanh năm, tuy nhiên tập trung gây hại mạnh vào các đợt lộc, nhất là lộc Xuân. Để phòng trừ hiệu quả cần tiến hành vệ sinh vườn sau khi thu hoạch, chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý để cho các đợt lộc ra tập trung, nếu mật độ sâu cao, tiến hành phun khi đợt lộc mới xuất hiện.
4.2. Bệnh loét, sẹo: Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, hại nặng vào mùa mưa. Tuổi cây càng nhỏ càng dễ nhiễm bệnh nhất là vườn ươm ghép cây. Những vườn chăm sóc không đúng quy trình, nhiều cành tăm, cành vượt thì diễn biến bệnh càng phức tạp, khó kiểm soát.
4.3. Bệnh nứt thân xi mủ, vàng lá thối rễ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, đặc biệt là những vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, điều kiện vệ sinh vườn kém, mật độ trồng dày ít được bón phân hữu cơ.
4.4. Nhóm nhện: Nhện phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, nhện gây hại làm rụng quả non, giai đoạn quả lớn nhện tích lũy mật độ cao gây hiện tượng rám quả, khi hại nặng có thể làm rụng quả.
  Trong quá trình thực hiện công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo định kỳ, căn cứ vào diễn biến và khả năng bùng phát gây hại của các đối tượng dịch hại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ thông báo về thời gian phát sinh, mức độ gây hại và hướng dẫn biện pháp phòng trừ tại từng thời điểm cụ thể./.
Theo sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trung

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 354

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 352


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 561215

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70788530