09:17 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gian nan dịch bệnh thủy sản

Thứ sáu - 23/12/2016 04:23
(Thủy sản Việt Nam) - Nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển cả về sản lượng và diện tích. Tuy nhiên, trở ngại của lớn nhất và dai dẳng nhất của lĩnh vực này đến nay vẫn là vấn đề dịch bệnh. Để đưa nuôi trồng thủy sản phát triển đúng với tiềm năng rất cần khắc phục sớm điều này.

Trầm trọng

Theo thống kê của Cục Thú y, trong 10 tháng đầu năm, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 59.671,1 ha, tăng 20,54% so cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,84% tổng diện tích nuôi tôm cả nước. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh thiệt hại là 15.354,95 ha; quảng canh, quảng canh cải tiến 32.410,06 ha; còn lại các hình thức khác là 12.206,13 ha (tôm - lúa, tôm xen cua, tôm xen cá). Tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh là 9.115,45 ha giảm 46,54% so cùng kỳ năm trước, chiếm 1,35% tổng diện tích nuôi tôm cả nước, diện tích không xác định nguyên nhân là 9.781,50 ha, biến đổi môi trường, thời tiết 41.080,46 ha.

Diện tích tôm bị bệnh chủ yếu là đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và các nguyên nhân khác (đỏ thân, phân trắng, đường ruột, vi bào tử trùng, môi trường…). Diện tích tôm bị đốm trắng trong 10 tháng đầu năm xảy ra tại 246 xã, 75 huyện, thị xã thuộc 24 tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu… với tổng diện tích 3.051,84 ha. Bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra tại 292 xã, 80 huyện thị xã thuộc 25 tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… với diện tích 2.013,87 ha.

Còn với cá tra, trong 10 tháng đầu năm, diện tích cá tra bị bệnh là 321,22 ha tại 66 xã của 21 huyện ở 5 tỉnh là Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang. Với các bệnh chủ yếu như: gan thận mủ, ký sinh trùng, vàng da, chướng hơi…

Nguyên nhân dịch bệnh trên tôm thời gian qua là do thời tiết biến đổi, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng, độ mặn tăng cao làm tôm nuôi suy yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Cùng đó, công tác giám sát, chuẩn đoán bệnh được tăng cường nên việc xác định nguyên nhân gây bệnh được chính xác hơn; Các yếu tố đầu vào vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

 Cá chết tại nhiều địa phương ảnh hưởng đến đời sống người dân - Ảnh: Nguyễn Thi

Cá chết tại nhiều địa phương ảnh hưởng đến đời sống người dân - Ảnh: Nguyễn Thi 

Tích cực vào cuộc

Theo đại diện Chi cục Thú y tại một số địa phương, việc kiểm soát dịch bệnh trên thủy sản vẫn có những tồn tại nhất định, việc phối hợp giữa các đơn vị còn lỏng lẻo; công tác kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào trong sản xuất còn nhiều khó khăn. Vấn đề sản phẩm nhiễm tạp chất vẫn còn tồn đọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu thụ nhất là tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Mặt khác, dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí phòng chống dịch bệnh nhưng có rất ít kế hoạch được cấp kinh phí hoặc chưa chủ động vẫn lệ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương.

Trong năm 2016, Cục Thú y đã chủ động tham mưu kịp thời để Bộ NN&PTNT ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Đến nay, cả nước có 45 tỉnh, thành phố xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2016. Trong đó, 30 địa phương được bố trí tổng kinh phí tới 42 tỷ đồng; cùng đó, Bộ NN&PTNT cũng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho năm 2017. Ngoài ra, Cục Thú y cũng chủ động giám sát dịch bệnh trên tôm nước lợ; triển khai phòng, chống dịch bệnh trên cá tra tại Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp và báo cáo Bộ NN&PTNT để trình Chính phủ cấp phát 510 tấn hóa chất phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 15 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng đó, thực hiện xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản.

Tại các địa phương, việc phòng trừ dịch bệnh cũng được chú trọng, như tại Bình Thuận đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2017. Mục tiêu hướng dẫn người nuôi thủy sản biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra, tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình, kiểm tra, phát hiện kịp thời các ổ dịch bệnh động vật thủy sản (nếu có), chủ động triển khai nhanh chóng công tác chống dịch bệnh động vật thủy sản khi có dịch bệnh xảy ra. 

 

 >> Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng Dịch tễ thú y (Cục Thú y): Trong năm 2016, kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản đã được 45/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và trong đó có 30 tỉnh, thành phố được UBND tỉnh bố trí ngân sách dự phòng cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

 

Bảo Bình 
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thủy sản

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 264


Hôm nayHôm nay : 45198

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 364901

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73411872