10:32 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giống lúa lai F1 sản lượng vượt mốc 6.000 tấn

Thứ hai - 28/09/2015 05:02
Đó là thông tin được TS Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết tại Hội nghị sơ kết sản xuất hạt giống lúa lai F1 và nhân dòng giống bố mẹ năm 2015, tổ chức ở Nam Định ngày 24.9.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa lai F1 TH 3-3 tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định

Các đại biểu tham dự Hội nghị tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa lai F1 TH 3-3 tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định

Nhiều ưu thế vượt trội

Theo dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các giống lúa chủ lực là: Nhị ưu 838, CT16, LC25, Bác ưu 903, Bác ưu 903KBL, HYT100. TH3-3, TH3-4, TH3-5, TH3-7, VL20, VL20, VL24, LC270, LC212... Ngoài ra có một số tổ hợp mới: VL50, HYT108, Phúc ưu 868, Thiên Trường.

Theo PGS -TS Nguyễn Thị Trâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam, đây là những giống lúa đã được nghiên cứu, chọn lọc kỹ, có ưu thế vượt trội về khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi với khí hậu biến đổi khắc nghiệt như ở Việt Nam.

 “Đơn cử như giống lúa TH 3-3 thực hiện trên mô hình trình diễn tại xã Trực Thái (Trực Ninh, Nam Định) là giống lúa ít bị rầy, ít bị bạc lá, cứng cây và cho năng suất rất cao. Đặc biệt, với đặc điểm thời tiết phức tạp như ở Việt nam, các giống lúa lai F1 trong dự án sản xuất có thể thích nghi tốt hơn so với các giống lúa lai nhập ngoại” - bà Trâm nói.

Các giống lúa lai F1 sản xuất trong nước còn cho năng suất và hiệu quả canh tác cao hơn các giống lúa thường (khoảng 20% trong cùng điều kiện canh tác).

Nông dân Vũ Đức Bổng (xã Trực Thái) chia sẻ, gia đình ông có khoảng 8 mẫu ruộng tham gia mô hình sản xuất giống lúa lai TH 3-3, mỗi năm thu nhập khoảng trên 300 triệu đồng. Trước đây, khi chưa tham gia vào mô hình này, chúng tôi canh tác các loại lúa như Khang dân, Q5... năng suất và hiệu quả không cao, giá sản phẩm lại thấp nên thu nhập cũng rất bấp bênh.

“Từ khi sản xuất lúa lai F1, chúng tôi không phải lo về chi phí đầu vào, kỹ thuật hay đầu ra. Đặc biệt, giống lúa TH 3-3 lại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất cao, chúng tôi không phải vất vả trong việc chăm sóc”, ông Bổng nói.

Vụ sản xuất 2015 thắng lớn

Theo dự kiến của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, tổng sản lượng hạt lai F1 cả năm đạt 5.900 – 6.300 tấn. TS Phan Huy Thông cho biết, diện tích sản xuất giống lúa lai F1 năm 2015 tăng 17% so với năm 2014, sản lượng lúa đạt trên 6.000 tấn (tăng hơn 1.000 tấn so với năm 2014).

Như vậy, về cơ bản, sản xuất lúa lai F1 đang có sự phát triển mạnh, phấn đấu đáp ứng được 70% nhu cầu sử dụng giống lúa lai trong nước.

“Mặc dù trong điều kiện bất hòa của thời tiết khí hậu năm 2015, nhưng các đơn vị đã làm chủ công nghệ, chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất để đạt được kết quả tương đối thành công. Tất cả các chỉ tiêu trong Dự án đều đạt và vượt cao so với kế hoạch góp phần tạo cơ sở để phát triển bền vững ngành lúa lai Việt Nam” -  ông Thông nhấn mạnh.

TS Phan Huy Thông cũng đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp trong liên kết sản xuất giống lúa lai, đặc biệt trong việc mạnh dạn đầu tư giống lúa, vật tư kỹ thuật, chi phí đầu vào đồng thời chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thu hút nông dân tham gia mô hình sản xuất giống lúa lai.

Nông dân Đặng Văn Cương (xã Trực Thái, huyện Trực Ninh) phấn khởi nói: “Gia đình tôi tham gia dự án sản xuất giống lúa lai F1 của Trung tâm Khuyến nông quốc gia được 5 năm với diện tích canh tác khoảng 3ha, được sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, được hỗ trợ 100% giống, phân bón, thu mua sản phẩm ngay tại chân ruộng của công ty TNHH Cường Tân. Chúng tôi vừa cho doanh nghiệp thuê lại ruộng đất, lại vừa được tạo điều kiện sản xuất tăng thu nhập gấp 2,5-3 lần ngay trên chính mảnh đất mình cho thuê”.

Nguồn: báo An Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 473


Hôm nayHôm nay : 45897

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659848

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70887163