18:30 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Giang: Phục hồi cam sành trước nguy cơ thoái hóa và dịch bệnh

Thứ năm - 18/07/2013 23:45
Cam sành là loại cây ăn quả đặc sản của Hà Giang, được trồng chủ yếu tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Nhờ cam sành mà nhiều gia đình có thu nhập cao (có hộ đạt trên 1,2 tỷ đồng/năm), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hình thành vùng cây ăn quả đặc sản của tỉnh.

Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, diện tích cũng như năng suất, chất lượng của cam sành Hà Giang đã suy giảm nhanh chóng do giống bị thoái hóa, dịch bệnh gây hại và do cách chăm sóc không theo đúng quy trình kỹ thuật của người dân. Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn Hà Giang chỉ còn 3.056ha cam sành, sản lượng ước đạt 22.600 tấn. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, với tốc độ suy giảm về diện tích cũng như năng suất như hiện nay thì trong 5 năm tới, vùng cây ăn quả đặc sản cam sành của Hà Giang sẽ không còn tồn tại.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hà Giang đã triển khai dự án “Phục hồi và xây dựng cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP”. Để thực hiện chương trình này, UBND tỉnh Hà Giang quyết định thành lập tổ giúp việc cho UBND tỉnh, thành phần gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Giống cây trồng, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản, Hội Làm vườn tỉnh. Tổ giúp việc có trách nhiệm triển khai và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong quá trình trồng mới, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên tất cả 3 huyện trồng cam của tỉnh. Trước mắt thực hiện đầu tư trọng điểm theo một số mô hình tại các vùng trồng cam, sau đó rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng.

Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Giang cũng phối hợp với một số cơ quan của Trung ương như: Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền núi phía Bắc, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương… để cùng phối hợp với tổ giúp việc của UBND tỉnh triển khai thực hiện quy trình kỹ thuật trong quá trình phục hồi và phát triển cây cam sành của Hà Giang theo tiêu chuẩn VietGAP.

Phạm Văn Phú
Nguồn: kinhtenonghton.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 360

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 358


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1081159

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71308474