06:15 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: Phạt 196 hộ tái đàn lợn không đúng quy định

Thứ hai - 25/11/2019 01:59
Giá lợn tăng cao những tháng cuối năm khiến cho hàng trăm hộ chăn nuôi tại Thủ đô phớt lờ các quy định về thú y, an toàn dịch bệnh, lén lút tái đàn…

16-08-57_dsc_8264
Nuôi lợn tận dụng bằng cơm thừa canh cặn chưa qua nấu nướng rất dễ lây lan dịch tả lợn Châu Phi (Ảnh minh họa).

16 huyện, quận của Hà Nội vừa qua đã tiến hành xử phạt tái đàn không đúng quy định tổng số 7.532 con lợn của 196 hộ chăn nuôi trong đó tập trung nhất ở Phú Xuyên với 62 hộ, Chương Mỹ với 45 hộ, Đông Anh 37 hộ, Hà Đông 16 hộ…

Hình thức xử phạt phổ biến nhất là lập biên bản, buộc các hộ phải ký cam kết; ngoài ra còn phạt hành chính 5 hộ với số tiền 27 triệu đồng và tiêu hủy lợn của 5 hộ.

Đây được cho là những biện pháp kiên quyết của Hà Nội để thực hiện việc không tái đàn ở các cơ sở chăn nuôi đã bị dịch tả lợn châu Phi trong thời gian dịch chưa được khống chế theo quy định, nếu cố tình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và khi xảy ra dịch phải tiêu hủy lợn mà không được hỗ trợ.

Kể từ xuất hiện ổ dịch đầu tiên ngày 24/2 tại quận Long Biên đến nay dịch tả lợn châu Phi khiến cho Hà Nội phải tiêu hủy tổng số 540.000 con lợn ở 449 xã, phường, phần lớn thuộc về các đối tượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Thành phố đã chi hàng ngàn tỉ đồng cho việc hỗ trợ người dân trong việc phòng chống dịch nhưng hiện vẫn còn hơn 100 xã bệnh chưa qua 30 ngày.

Giữa bối cảnh đó, một tín hiệu đáng mừng là trong khoảng 1 tháng trở lại đây mỗi ngày thành phố chỉ phải tiêu hủy trên dưới 200 con lợn, giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh điểm tháng 5, 6 khi bình quân mỗi ngày phải tiêu hủy 5.000 - 7.000 con.

Các lý do chính có thể kể ra là nhờ: Sự chỉ đạo quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố khi không chỉ có các hội nghị chuyên môn về thú y mà hầu như tất cả các hội nghị khác đều lồng ghép nội dung phòng chống dịch; người dân ý thức được về hiệu quả của việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; giá lợn tăng kích thích hộ chăn nuôi chủ động phòng chống dịch hơn; hệ thống thú y vào cuộc quyết liệt; các quận, huyện tăng cường kiểm tra lưu thông, siết chặt giết mổ nhỏ lẻ, lập chốt kiểm dịch để ngăn phòng…

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, các nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi là rất cao.

Thứ nhất bởi chưa có vacxin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu nên không thể chủ động đối phó, bao vây như các bệnh, dịch khác.

Thứ hai là còn trên dưới 60% chăn nuôi nhỏ lẻ mà chưa thể bỏ ngay được mặc dù vừa qua dịch xảy ra, gây thiệt hại nặng chủ yếu ở những đối tượng chăn nuôi này.

Thứ ba là mầm bệnh tồn tại nhiều ở môi trường trong khi đó hoạt động vận chuyển, lưu thông của con người và phương tiện khiến cho dễ lây từ vùng này sang vùng khác.

Thứ tư là trên dưới 1.000 chợ truyền thống vẫn còn bán thịt tươi, chưa được kiểm dịch một cách chặt chẽ. Bởi vậy “quả bom” dịch tả lợn châu Phi lúc nào cũng sẵn sàng bị kích nổ.

Thành phố đã chi hàng ngàn tỉ đồng cho việc hỗ trợ người dân trong việc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

Các giải pháp trong thời gian tới của thành phố sẽ là kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn giống, đối với cơ sở chăn nuôi tiếp nhận lợn nằm trong vùng dịch phải được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được đăng ký tham gia chương trình giám sát dịch bệnh, có quy trình, thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học. Giảm chăn nuôi nhỏ lẻ bằng cách tuyên truyền cho những hộ dân chuyển đổi nghề. Thực tế một số quận huyện đã hỗ trợ cho các hộ dân để họ chuyển đổi sang nghề trồng hoa, trồng rau, xây nhà trọ…

Tuy nhiên do quy luật cung và cầu, do nhiều vùng nuôi lợn nhỏ lẻ đã trở thành nghề truyền thống nhất là các địa phương giáp trung tâm vẫn có hàng ngàn hộ chuyên đi lấy cơm thừa, canh cặn về nuôi nên khuyến cáo xử lý bằng cách nấu chín trước khi cho lợn ăn. Cốt lõi nhất vẫn là thực hiện nghiêm việc chăn nuôi xa khu dân cư, chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế sự lưu thông của các phương tiện cũng như con người qua lại từ vùng dịch vào vùng an toàn và ngược lại.

Theo DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327


Hôm nayHôm nay : 33578

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 551080

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778395