18:19 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hàng triệu con châu chấu bay rợp trời, ngấu nghiến ăn lúa, ngô

Chủ nhật - 16/07/2017 09:51
Từ đầu tháng 7 đến nay, những đàn châu chấu tre lưng vàng di chuyển từ nước bạn Lào sang huyện Nậm Pồ, Mường Chà, tỉnh Điện Biên và gây hại tại 14 điểm bản của 7 xã, với tổng diện tích hơn 138ha rừng tre, nương lúa, ngô… Mật độ châu chấu phổ biến 50 - 80 con/m2, nơi cao 200 con/m2.

hang trieu con chau chau bay rop troi, ngau nghien an lua, ngo hinh anh 1

Hàng triệu con châu chấu tre lưng vàng đang tấn công mùa màng của bà con nông dân tỉnh Điện Biên. Ảnh: V.D

Lo châu chấu lưng vàng tấn công mùa màng

Nông dân huyện Nậm Pồ, Mường Chà những ngày này đang vô cùng lo lắng khi mật độ châu chấu ngày càng tăng và đang tấn công vào “nồi cơm” của bà con. “Châu chấu bay ngập trời, đen cả một vùng, đàn châu chấu đậu xuống ở đâu thì chỉ vài giờ sau, nơi đó cây cối trơ trụi lá. Không chỉ phá rừng, một số diện tích ngô của bà con cũng bị châu chấu tre lưng vàng tấn công xơ xác. Dù đã phun thuốc, nhưng lượng châu chấu tre chết không đáng là bao” - anh Lò Văn Huyn bản Tân Phong 2, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, ông Mùa A Hòa - Chủ tịch UBND xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ chia sẻ: “Nhiều ngày qua, đàn châu chấu tre lưng vàng xuất hiện với số lượng lớn khiến người dân vô cùng hoang mang. Sau khi phá hoại các đồi tre, châu chấu tấn công cả xuống nương ngô, rồi lúa nương, lúa ruộng. Bà con trong xã đã phun thuốc theo sự chỉ dẫn của cơ quan chức năng, nhưng hiệu quả không cao. Cây ngô bây giờ đã sắp được thu bắp nên bà con lo lắm”.

 hang trieu con chau chau bay rop troi, ngau nghien an lua, ngo hinh anh 2

Người dân bản Tân Phong 2,  xã Si Pa Phìn trang bị máy móc, thuốc diệt trừ và tổ chức phun thuốc diệt châu chấu tre lưng vàng theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật. Ảnh: Vinh Duy

Đây là lần đầu tiên trên địa bàn huyện Nậm Pồ xuất hiện ổ châu chấu, di chuyển từ Lào sang với số lượng ước tính lên đến hàng triệu con, chủ yếu tập trung tại các xã biên giới như: Vàng Đán, Nà Bủng, Si Pa Phìn, Chà Nưa, Nậm Nhừ.

Riêng xã Si Pa Phìn là địa bàn có lượng châu chấu tre lưng vàng nhiều nhất và đang tấn công khoảng 100ha diện tích sản xuất nông nghiệp, chủ yếu ở 3 bản Tân Phong 1, Chiềng Nưa 1, Chiềng Nưa 2. Cán bộ và người dân đã nỗ lực diệt trừ bằng cả phương pháp thủ công và máy móc, thuốc diệt côn trùng nhưng số lượng châu chấu vẫn chưa hề giảm.

Phun thuốc diệt cũng vô ích

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Bùi Minh Hải - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Điện Biên cho biết: Sở NNPTNT tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Công ty cổ phần PCS Việt Nam, UBND các huyện tiến hành thử nghiệm phương pháp phun khói để phòng trừ châu chấu tre trên địa bàn xã. Các đơn vị sử dụng máy phun khói S.S 150F, dung môi khuếch tán dạng khói dầu khoáng, thuốc Victory 585EC.

Thời gian đầu phun thuốc, lượng châu chấu chết tại chỗ lên tới trên 65% so với tổng đàn. Tuy nhiên do châu chấu quá nhiều và di chuyển thường xuyên, thấy bóng người, thấy động là bay nên việc phun thuốc không hiệu quả cao.

 hang trieu con chau chau bay rop troi, ngau nghien an lua, ngo hinh anh 3

Người dân tích cực phun thuốc diệt trừ châu chấu nhưng hiệu quả không cao, do mật độ châu chấu xuất hiện dày đặc, hễ thấy động là bay mất. Ảnh: V.D

Trước tình hình châu chấu có thể di chuyển sâu vào nội địa và cộng thêm thêm số lượng lớn châu chấu đang di chuyển từ Lào sang gây thiệt hại lớn về cây trồng cho người dân, UBND huyện Nậm Pồ yêu cầu Phòng NNPTNT huyện cắt cử cán bộ xuống cơ sở nắm bắt tình hình, đề xuất phương án giải quyết, khắc phục cây trồng bị châu chấu cắn phá; đồng thời xác định hướng di chuyển của châu chấu để có giải pháp chỉ đạo ứng phó.

 Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã hướng dẫn người dân giải pháp diệt trừ châu chấu đồng thời nhanh chóng khắc phục cây trồng bị phá hoại. Các xã biên giới tăng cường cán bộ nắm bắt tình hình di chuyển, gây hại của châu chấu trên địa bàn để kịp thời có giải pháp diệt trừ châu chấu, bảo vệ và khôi phục sản xuất ở các diện tích cây trồng bị châu chấu cắn phá.

 hang trieu con chau chau bay rop troi, ngau nghien an lua, ngo hinh anh 4

Sau khi tàn phá rừng tre, hết thức ăn, châu chấu tre lưng vàng bắt đầu tấn công xuống nương lúa. Ảnh: V.D

Ông Nguyễn Văn Thái - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho biết: Hiện nay đàn châu chấu vẫn tiếp tục xuất hiện trên địa bàn. Huyện đã đề nghị Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên hỗ trợ thêm thuốc để tiến hành phun xử lý dứt điểm đàn châu chấu nếu có diễn biến phức tạp. Đến nay, thiệt hại về nông nghiệp của người dân trên địa bàn chưa đáng kể và huyện luôn chủ động phương án phòng, chống để giảm tối đa thiệt hại do châu chấu gây nên.

Tác giả bài viết: Vinh Duy

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 401


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 866344

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64852288