22:55 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới

Thứ năm - 25/08/2016 04:03
Nhằm trang bị cho người trồng rau có đầy đủ kiến thức, kỹ thuật trồng rau đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón trong sản xuất. Trong vụ Thu Đông năm 2016 Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tháp Mười đã triển khai mô hình “Trình diễn trồng rau an toàn trong nhà lưới” ở khóm 4 thị trấn Mỹ An. Đây là mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới đầu tiên ở huyện.
Qua thực hiện đã giúp nông dân nắm vững quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap, cho ra thị trường những sản phẩm rau chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồngTrước đây gia đình anh Võ Phước Long ngụ khóm 4 thị trấn Mỹ An sản xuất rau theo phương thức truyền thống,rau trồng ngoài trời không có mái che, sử dụng nhiều phân hóa học dễ phát sinh sâu bệnh nên phải phun xịt thuốc bảo vệ thực vật nhiều lần vừa tốn chi phí vừa không đảm bảo an toàn nhưng từ khi được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn theo hướng VietGap do Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tháp Mười tổ chức trong Vụ Thu Đông 2016, anh Long đã thấy được lợi ích của việc trồng rau sạch nên đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuấtvà tự đầu tư làm nhà lưới để sản xuất rau an toàn với mong muốn làm ra rau sạch, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Anh Long chia sẻ: “Đầu tiên thì mình chưa nắm được kỹ thuật nhưng qua lớp tập huấn mình cũng nắm được, sâu bệnh nói chung nó đỡ lắm, tại vì tôi trồng rau mấy năm rồi, nói thẳng là rau cải rất là sợ con bọ chỉ tự nhiên nó lụng lụng nó chết. Thằng em nó làm nhà lưới rồi thì con bọ nhảy nó hiệu quả, không còn nữa, cải rất tốt, rau muống cũng vậy luôn thành ra tôi cũng đang chuẩn bị, đất không có nhiều chỉ có 50 mét vuông thôi nhưng mà tôi cũng đang chuẩn bị làm nhà lưới, vì thấy cái hiệu quả của nó có, ví dụ mùa nắng thì nó che được nắng, mưa thì không bị ngã đổ, nhất là rau muống tôi rất sợ nếu trời mưa rồi mà nó gần bán là không thể nào ăn được. Tự tôi thấy nó hiệu quả nên tôi mua cây về tôi đang làm, giăng lưới mình trồng những thứ rau mà hiện tại đang cần, thứ nhất là để hạn chế sâu rầy, thứ 2 là mình làm rau sạch, sau này mình có cửa hàng bán rau sạch cho bà con ăn cho nó an toàn. Mình cũng có hướng đi lên là hợp tác với các anh em để làm rau sạch, rau an toàn để mình cùng nhau lập tổ hợp tác, HTX mình hùn mỗi người một ít vô mình bán cho có số lượng, có thể mình bán đi xa hơn nữa chứ không phải nói trong chợ này”

Còn anh Võ Bá Lưu ở khóm 4, thị trấn Mỹ An là nông dân trực tiếp tham gia mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới thì cho biết: Gia đình cũng có nhiều năm sản xuất rau để bán nhưng chỉ sản xuất theo phương thức truyền thống, không sử dụng phân bón lót trước khi trồng, việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV cũng chưa đúng quy trình. Trong vụ Thu Đông Năm 2016 được Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tháp Mười vận động tham gia mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới anh Lưu đã đăng ký tham gia với diện tích 150m2 trồng các loại như rau cải xanh, cải ngọt, rau húng, rau muống. Trước khi trồng đất được rải vôi xử lý mầm bệnh và bón lót thêm phân hữu cơ kết hợp nấm Trichoderma giúp cho rau sinh trưởng và phát triển tốt, ít sử dụng phân hóa học nên giảm được 1 phần chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, anh Lưu cũng không phải lo lắng khi gặp thời tiết nắng nóng hoặc mưa lớn như trước đây, do  xung quanh ruộng rau đã có lưới che nên khi gặp nắng rau không bị héo, gặp mưa lớn rau không bị rách và dập nên hạn chế được nấm bệnh. Mặt khác nhà lưới giúp ngăn các loài côn trùng tấn công gây hại vì thế trong suốt mùa vụ rau trồng trong nhà lưới không sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật. Nhờ vậy năng suất rau ở ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng là 40kg/150m2 với giá bán hiện tại là 8.000đ/kg, sau khi trừ chi phí  gia đình anh Lưu có lãi gần 1.800.000đ/150mcao hơn so với ruộng đối chứng và cho ra sản phẩm rau an toàn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên khó khăn hiện nay là rau an toàn chưa có thương hiệu và nơi tiêu thụ ổn định nên anh Lưu cũng như nhiều hộ trồng rau an toàn trong huyện mong muốn huyện thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn và xây dựng được quầy bán rau an toàn tại các chợ để người dân dễ lựa chọn. Anh Võ Bá Lưu cho biết: “Mô hình trồng rau trong nhà lưới thì nó có ưu điểm hơn đối với rau truyền thống mình trồng từ trước đến nay, thấy nhà lưới phát triển hơn ở ngoài, mật độ sâu bệnh thì không có, trồng cải thì giảm được con bọ nhảy, đối với rau muống giảm được đổ ngã trong mùa mưa do giảm được lượng gió, hạt mưa phân tán ra nhỏ nó không có bị dập lá, không bị nấm bệnh xâm nhập. Chưa sử dụng nhà lưới khi mà có thời tiết mưa bão rất là lo ngại, nó sẽ bị đổ ngã, bán giá cả bị thấp, khi sử dụng nhà lưới rồi thì nói chung nó an toàn. Đối với thuốc BVTV ngoài nhà lưới nói chung nó rất cao, mỗi đợt thu hoạch khoảng 30-35 ngày, sử dụng từ 2 đến 3 lần thuốc, đối với trong nhà lưới chỉ khi nào cần thiết, 1 lần một chỉ sử dụng thuốc sinh học không sử dụng thuốc hóa học, độ cách lý khoảng 10 ngày, để bà con sử dụng an tâm hơn. Kiến nghị Trạm BVTV thành lập tổ hợp tác, sau đó mở quầy bán rau an toàn, mong rằng được chính quyền địa phương hỗ trợ để thực hiện tốt hơn”.

Thực hiện mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới ở vụ đầu tiên chi phí hơi cao vì phải đầu tư làm lưới che, bón lót phân hữu cơ và vôi nhưng bù lại rau ít bị bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, giúp nông dân giảm được chi phí và quan trọng hơn là tạo ra được sản phẩm an toàn. Đối với các vụ sản xuất tiếp theo sẽ nhẹ chi phí hơn do tiếp tục tận dụng lại khu nhà lưới và lưới che, lượng phân hữu cơ sẽ còn trong đất giúp hoa màu tươi tốt cho năng suất cao hơn. Qua theo dõi quy trình trồng rau an toàn trong nhà lưới của hộ anh Lưu, anh Phan Văn Lẹ cùng ngụ khóm 4, thị trấn Mỹ An đã đánh giá cao hiệu quả mô hình mang lại, do vậy gia đình anh có dự định sẽ học tập theo kỹ thuật trồng rau an toàn để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của gia đình, đồng thời cũng mong muốn các hộ trồng rau áp dụng tốt các kỹ thuật trồng rau an toàn trong nhà lưới để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.

Trồng rau an toàn trong nhà lưới là phương thức sản xuất theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, ngành chuyên môn cần thực hiện nhiều mô hình thí điểm ở các xã còn lại, để tuyên truyền vận động nông dân áp dụng trong trong trồng rau màu, góp phần tăng thu nhập cho nông dân./.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử huyện Tháp Mười

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trồng rau

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 314

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 312


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1098448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71325763