14:19 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn làm bả chua ngọt diệt trưởng thành sâu keo mùa thu

Chủ nhật - 04/08/2019 08:17
Đặt bẫy bả chua ngọt dẫn dụ tiêu diệt trưởng thành sâu keo mùa thu đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả cao.

rưởng thành sâu keo mùa thu (ngài) bay lượn trong đêm để giao phối, đẻ trứng nhất là đêm ấm áp, độ ẩm cao.

Ban ngày chúng ẩn nấp dưới các lá cây to, lá khô trên mặt đất hoặc nách cuống lá. Mỗi con trưởng thành cái đẻ có thể đẻ trên dưới 10 ổ trứng, mỗi ổ hàng chục đến hàng trăm trứng. 

Bẫy tiêu diệt trưởng thành sâu keo mùa thu.

Cách làm bẫy bả chua ngọt:

a) Nguyên liệu: Lấy 4 phần mật mía (hoặc rỉ mật, đường phên) trộn với 4 phần dấm (tốt nhất là dấm hoa quả), 1 phần rượu và 1 phần nước.

b) Ngâm ủ: Cho các loại nguyên liệu trên vào khuấy kỹ để dung dịch tan đều sau đó đem ủ kín trong can nhựa, lu, vại, hoặc dụng cụ khác có nắp đậy trong 3 - 4 ngày, khi dung dịch có mùi thơm thì đem dùng.

c) Làm bẫy:

- Pha bả độc: theo tỷ lệ 5 ml thuốc trừ sâu (nên chọn thuốc độc qua đường miệng, không có mùì, như Marshal 200sc, Regent 800WG, Ohayo 100SC) với 1,5 lít dung dịch chua ngọt (pha gấp đôi so với liều lượng khuyến cáo sử dụng để phun ghi trên bao bì). Thuốc dạng bột cần hòa tan với một lượng nhỏ nước trước khi pha với dung dịch chua ngọt.

- Làm bẫy:

+ Dùng giẻ, bông, bùi nhùi hoặc xốp thấm nước tốt, tẩm đẫm dung dịch bả độc hoặc rót dung dịch bả độc vào các đĩa, cốc, lọ nhựa rộng miệng (sao cho trưởng thành bay vào hút dịch và bay ra được) rồi đặt dưới bó lá dừa, bó rơm rạ hoặc vật che chắn không để nước mưa rơi vào làm loãng bả độc.

+ Có thể tẩm bả độc vào trong bó rơm rạ và cắm trên ruộng.

d) Đặt bẫy:

- Đặt bẫy trước khi trồng ngô, trong vụ và kể cả sau khi thu hoạch ngô để diệt trưởng thành.

- Tùy khả năng đặt bẫy càng nhiều, càng rộng thì hiệu quả diệt trừ càng cao, thông thường có thể đặt 50-100 bẫy/ha. Khi ngô mới trồng có thể đặt bẫy trực tiếp trên mặt ruộng; khi ngô cao nên đặt bẫy cao hơn mặt tán lá ngô trên ruộng (10-20 cm).

Cơ chế của bẫy bả

Dung dịch chua ngọt hấp dẫn trưởng thành đến hút mật (trưởng thành có tập tính ăn thêm trước khi giao phối, đẻ trứng); thuốc BVTV làm trưởng thành ngộ độc chết.

Chọn các thuốc BVTV trừ sâu bộ cánh vảy, có tác dụng vị độc, không mùi cho hiệu quả cao hơn.

QUỲNH MINHNguồn tin: https://nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 825247

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71052562