Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, thời gian tới thời tiết tiếp tục nắng nóng và xen kẻ có mưa rào sẽ là điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông, đồng thời cũng tạo điều kiện cho rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn trên lúa; sâu xanh, sâu khoang trên lạc phát sinh gây hại trên diện rộng
1. Nhận định về thời tiêt
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, thời gian tới thời tiết tiếp tục nắng nóng và xen kẻ có mưa rào sẽ là điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông, đồng thời cũng tạo điều kiện cho rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn trên lúa; sâu xanh, sâu khoang trên lạc phát sinh gây hại trên diện rộng.
2. Diễn biến tình hình sâu bệnh hại
2.1. Trên cây lúa
* Rầy nâu, rầy lưng trắng:
Đến ngày 7/5 diện tích nhiễm rầy lứa 2 toàn tỉnh là 1.893 ha (Cẩm Xuyên 450 ha, Thạch Hà 320 ha, Can Lộc 391 ha, Đức Thọ 300 ha...), diện tích đã phòng trừ là 992 ha. Kết quả điều tra tại một số địa phương (ở những diện tích chưa phòng trừ) như sau: Cẩm Xuyên mật độ trung bình 500 – 1.000, nơi cao 5.000 con/m
2, chủ yếu rầy tuổi 4, 5 và rải rác có trưởng thành; tại Thạch Hà mật độ rầy trung bình 1.000 – 1.200 con/m
2, nơi cao 4.000 con/m
2, tuổi 4, tuổi 5, trưởng thành; tại Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Đức Thọ mật độ trung bình 700 – 1.000 con/m
2, nơi cao 4.000 – 5.000 con/m
2 chủ yếu tuổi tuổi 4, tuổi 5. Dự báo rầy lứa 3 sẽ ra rộ từ thời điểm 15/5 trở đi và có thể sẽ gây hại trên diện rộng trùng với giai đoạn lúa chín sữa (số diện tích trổ từ 1/5) và giai đoạn lúa trổ bông (số diện tích trà sớm còn sống sau đợt rét kéo dài và những vùng thâm canh thấp). Như vậy khả năng gây thiệt hại về năng suất lúa của rầy từ nay đến cuối vụ còn rất lớn.
+ Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm bệnh toàn tỉnh là 2.750 ha, tỷ lệ bệnh trung bình 5 – 10%, nơi cao 20 – 35% phân bố hầu hêt các địa phương, thời gian tới thời tiết tiếp tục nắng nóng, xen kẻ mưa rào tạo độ ẩm đồng ruộng cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh trên diện rộng.
2.2. Trên cây lạc
Sâu xanh, sâu khoang diện tích nhiễm 35 ha, phân bố ở Hương Sơn, Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh, Nghi Xuân,… mật độ trung bình 2 – 5 con/m
2, nơi cao 10 – 15 con/m
2, sâu phổ biến tuổi 5, tuổi 6. Dự báo sâu non tuổi 1, 2 lứa tiếp theo sẽ phát sinh gây hại thời điểm từ 20/5 trở đi trùng với thời kỳ cây lạc phát triển quả, vào chắc.
3. Các biện pháp phòng trừ
3.1. Phòng trừ rầy nâu
Theo dõi diễn biến rầy trên đồng ruộng để chủ động phòng trừ, đặc biệt là rầy lứa 3 có thể sẽ gây cháy trên diện rộng. Từ thời điểm hiện nay trở đi phải sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc như: Victory 585 EC, Dragon 585 EC, Wavotox 585 EC: pha 10 - 15 ml thuốc vào bình 10 - 12 lít nước, phun 3 - 4 bình/sào. Khi phun cần lưu ý:
* Đảm bảo đủ nước cho lúa trổ bông và nâng cao hiệu lực của thuốc hoá học trừ rầy.
* Phải rẽ lúa thành những băng, luống rộng 0,5 – 0.6 m, tuyệt đối không để ruộng cạn nước, phun đảm bảo cho thuốc tiếp xúc với toàn bộ cây lúa và đảm bảo nồng độ, liều lượng như hướng dẫn ở trên.
* Phun vào lúc sáng sớm (trước 8 giờ) hoặc chiều mát (sau 16 giờ)
* Sau khi phun thuốc 4 giờ nếu gặp mưa rào lớn phải phun lại. Có thể trộn 2 loại thuốc trừ rầy và trừ khô vằn để xử lý, sau khi trộn phải tiến hành phun ngay.
3.2. Phòng trừ bệnh khô vằn: Phát hiện kịp thời và tiến hành phun sớm khi bệnh chớm xuất hiện, chú ý những ruộng gieo cấy dày, sâu trũng, xanh tốt do bón thừa đạm bằng các loại thuốc học như: Vida 5SL, Tilsuper 300ND, Cavil 50SC, …
3.3. Phòng trừ sâu khoang hại lạc: Theo dõi diễn biến tình hình sâu trên đồng ruộng để xác định thời điểm sâu non tuổi 1 lứa tiếp theo ra rộ, khi phát hiện mật độ sâu trên 10 con/m
2 thì tiến hành phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc hóa học sau:
- Ammate 150SL: pha 1 gói (8ml) vào bình 10 - 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
- Proclaim 1.9EC: pha 10 ml (một cốc) vào bình 10 - 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
- Angul 5 WDG: pha 1,5 gói (5 gam) vào bình 10 - 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
- Tasieu 5 WG: pha 2,5 gam vào bình 10 - 12 lít nước, phun 3 bình/sào.
- Techtimex 500 WG: pha 5 gam vào bình 10 - 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
Những nơi có mật độ sâu thấp có thể tiến hành bắt sâu bằng tay vào sáng sớm, hoặc chiều mát.
Lê Anh Ngọc