12:53 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn quy trình sản xuất lạc vụ Xuân 2015

Thứ ba - 24/02/2015 02:50
Khi thời vụ gieo cấy lúa vụ xuân 2015 gần kết thúc, cũng là lúc bà con chuẩn bị làm đất xuống giống các loại cây trồng cạn. Lạc là một trong những cây trồng cạn chính của vụ xuân, kế hoạch sản xuất lạc vụ xuân 2015 của Hà Tĩnh là 16.380 ha, để đặt được chỉ tiêu diện tích đề ra với năng suất và chất lượng tốt nhất, chúng tôi xin hướng dẫn bà con quy trình sản xuất lạc vụ xuân 2015:

1. Chọn và làm đất:
          Đất thích hợp cho cây lạc là đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, phải đảm bảo giữ được ẩm và thoát được nước khi mưa.
 
 
2. Giống:
          Bộ giống hiện có của tỉnh ta có thể cơ cấu như sau:
          - Vùng đất cát nhẹ ven biển: Thích hợp là giống V79, các vàn cao đất xấu hơn thì bố trí lạc chùm. Những vùng đất tốt hơn bố trí giống L14.
          - Vùng ven sông nơi có tập quán thâm canh bố trí các giống có năng suất cao như: L14, sen lai.
          - Vùng đồi vệ cơ cấu giống V79, QĐ12, lạc chùm.
          - Lượng giống: Trung bình là 180 – 220 kg lạc vỏ/ha.
3. Xử lý hạt giống:
          Hạt giống xử lý trong nước ấm (được pha theo tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh) trong  từ 2-3 giờ và vớt ra để ráo rồi dùng bao bì ủ kín thúc mầm đến khi hạt lạc nứt nanh, nhú mỏ quạ mới đem ra gieo trỉa.
4. Thời vụ, mật độ gieo:
          + Thời vụ: Kết thúc trước ngày 25/2/2015.
          + Khoảng cách và mật độ gieo trồng:
          Hàng cách hàng 25 - 30 cm, cây cách cây 15 - 17 cm (2 hạt), hoặc 10 - 12 cm (1 hạt) đảm bảo mật độ 35 - 40 cây/m2.
5. Phân bón:
          - Lượng bón: 500 kg phân chuồng + 4 -5 kg Urea + 20 - 25 kg Supe lân + 7 - 9 kg Kali + 20 - 25 kg Vôi cho một sào (500m2).
          - Phương pháp bón phân:
          + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + lân + 1/3 đạm + 1/2 vôi.
          (Phân chuồng, vôi bón trước khi bừa đất lần cuối, phân vô cơ được bón vãi đều trên luống trước khi rạch hàng).
          + Bón thúc:
          * Thúc lần 1: Bón 2/3 đạm khi lạc có 2 - 3 lá thật kết hợp xới xáo làm cỏ.
          * Thúc lần 2: Bón hết lượng Kali khi lạc có 6 - 7 lá thật kết hợp vun nhẹ.
          * Thúc lần 3: Bón hết số vôi còn lại sau khi lạc tắt hoa 5 - 7 ngày.
          Chú ý: Cần phun thêm các chế phẩm vi lượng để tăng năng suất và chất lượng quả, phun vào thời kỳ lạc ra hoa rộ.
6. Chăm sóc:
          Cần tiến hành dặm sớm để đảm bảo mật độ, làm cỏ xới xáo, vun gốc kết hợp với các lần bón phân. Kiểm tra tháo nước sau các đợt mưa lớn nếu ruộng lạc bị ngập nước, trong điều kiện thời tiết khô hạn phải tưới nước vào hai thời kỳ quan trọng trước khi ra hoa (thời kỳ 6 - 7 lá) và thời kỳ làm quả.
7. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lạc:
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM
7.1. Sâu hại lạc
a. Nhóm sâu ăn lá: Trong nhóm này có sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh.
- Sâu xám chủ yếu gây hại giai đoạn cây con (cắn đứt ngang gốc cây con) làm mất mật độ ban đầu. Các loại sâu khác gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc.
b. Nhóm chích hút: Nhóm này chủ yếu là rệp và rầy phá hoại bộ lá,
c. Sùng đất: Phá hoại từ khi lạc gieo xuống cho đến khi lạc ra hoa.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khi cày bừa làm đất.
+ Không bón phân chuồng tươi cho ruộng lạc.
+ Thuốc hoá học: Basudin 5H bỏ vào đất khi lên luống và đảo đều, số lượng 4-5kg/ha
 
 
7.2. Bệnh hại lạc
          a.  Bệnh lỡ cổ rễ: Bệnh phát triển do nấm ở thời kỳ cây con trong điều kiện mưa nhiều ướt đất, độ ẩm cao. Lạc bị nấm phá hoại ở phần cổ rễ, rễ, gốc phần sát mặt đất.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Bố trí lạc trên đất cao, thoát nước tốt, bón vôi bột, trời nắng tranh thủ xới xáo làm thoáng đất.
+ Dùng thuốc hoá học: Ridomil 240EC, 5G, Daconil 75WP, Calvin 50WP... phun trừ khi bệnh mới xuất hiện theo khuyến cáo.
b. Bệnh héo xanh vi khuẩn. Bệnh này do vi khuẩn gây hại. Thời kỳ gây hại từ khi lạc bắt đầu ra hoa trở về sau. Trong điều kiện lạc phát triển rậm rạp; Trời có mưa nắng xen kẽ độ ẩm trong đất cao, nhiệt độ không khí ở mức 35oC thì bệnh thường xuất hiện và phá hoại.
- Biện pháp phòng trừ: Biện pháp canh tác là chủ yếu:
+ Luân canh cây trồng khác.
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất.
+ Bón vôi khi cày bừa làm đất.
+ Vùng trũng nên lên luống cao, thoát nước nhanh, thường xuyên xới xáo đất khô thoáng.
+ Không được dùng phân tươi bón, gieo lạc đúng mật độ, đúng thời vụ, xử lý hạt giống (trong trường hợp thời tiết không thuận lợi), dùng giống kháng bệnh.
                8.  Thu hoạch:
Khi lạc có số củ già đạt từ 85 - 90% tổng số củ trên cây thì cho thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch để thuận tiện trong việc phơi và bảo quản.
Phòng Trồng trọt – Chi cục BVTV
Theo so nongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: vụ xuân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1007804

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72690513