10:26 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khắc phục hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ rau màu

Thứ sáu - 17/08/2012 04:58
Mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 8 đến nay đã gây thiệt hại nhiều cho SXNN ở các tỉnh ĐBSH, nhất là diện tích rau màu vụ thu đông.
Khắc phục hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ rau màu

Khắc phục hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ rau màu

 
Đây là thời điểm nông dân xuống giống dưa hấu, cà chua, ớt, bí xanh... Qua theo dõi, nhiều diện tích cây con bị vàng lá, nghẹt rễ, thậm chí chết rạp. Nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục như sau:
          - Vì mưa lớn kéo dài  nên độ ẩm đất quá lớn, thiếu ô xy lưu thông nên bộ rễ rau màu, nhất là cây con trong vườn ươm hay đã được cấy chuyển ngoài ruộng rất khó hô hấp và hút dinh dưỡng. Dẫn đến cây bị vàng lá, rụng lá, nặng hơn thì chết (bộ rễ bị hư hại) thường gọi là hiện tượng tổn thương  sinh lý.
          - Bệnh do nấm chi Rhizoctonia và Phythium gây ra. Các sinh vật gây bệnh này ưa ấm và ẩm ướt. Chúng sinh sản nhanh vào ban đêm, khi trời tối và điều kiện ẩm ướt. Triệu chứng thường thấy là  các vết thương ngậm đầy nước trên thân cây con ở điểm tiếp xúc với đất. Tổn thương này làm thân cây con nhũn ra, rạp xuống và cuối cùng bị khô và chết. Bệnh nặng cây con thối cả rễ. Bệnh này xuất hiện ở hầu hết các loại đất trồng.
          - Cách khắc phục: 2 hiện tượng trên thường “song hành” gây hại cây con nếu gặp mưa lớn kéo dài. Biện pháp khắc phục nên áp dụng đồng bộ là:
          + Nẹo vét mương máng, rãnh luồn, khơi thông dòng chảy, đào hố tích nước ở góc ruộng  với diện tích  1x 1m để nước dồn lại hố rồi múc nước ra khỏi ruộng sau mỗi trận mưa to.
          + Rắc tro bếp nguội trộn với  một lượng nhỏ  lân supe(3-4kg/sào) vào gốc cây con phục hồi nhanh hơn.
          +  Sử dụng các chế phẩm phân bón  vi lượng qua lá giàu canxi kết hợp phun cùng phân kali trắng (kali sunphat   30g/bình 12l lít) nhằm bổ sung  dinh dưỡng cho cây con qua đường thân lá, giúp cây cứng cáp và hấp thu được dinh dưỡng.
          + Đối với  các khu vườn ươm cây con cần sử dụng lưới, vật che phủ để làm giảm mưa to dội xuống luống.
          + Phun lên cây con và phần đất gốc cây bằng một trong các loại thuốc: Captan, Botran, Benlate, Moceren, Fudazole, Derosal, Vica-ben, Allisan... với khoảng thời gian cách đều 5-7 ngày/lần ( tranh thủ phun vào bất kể thời gian nào trong ngày khi trời tạnh, cây khô ráo)
          + Nhổ bỏ các cây bị bệnh nặng đem ra khỏi ruộng tiêu hủy đồng thời  rắc vôi tả vào gốc vừa nhổ để hạn chế bệnh lây lan. Khi bệnh ngừng gây hại mới tiến hành trồng dặm những chỗ khuyết cây.
          - Chú ý: Tuyệt đối không được sử dụng  u rê hoặc nước giải tưới cho cây con trong thời gian này. Vì bộ rễ đang bị tổn thương, không thể hút được dinh dưỡng và rất mẫn cảm với đạm bón gốc, quăn rễ, chết cây). Mặt khác, tưới đạm vào gốc cây sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh phát triển nhiều hơn dẫn đến cây bị bệnh nặng hơn.
KS Trần Thị Liên
Theo Báo Nông nghiệp VN
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175


Hôm nayHôm nay : 41619

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 948110

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72630819