17:17 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không có chuyện sâu đục thân cây gây hại hàng chục ngàn ha điều

Thứ ba - 23/10/2018 23:16
Ngày 23/10, tại TP.HCM, Cục BVTV đã tổ chức Hội nghị “Giải pháp quản lý sâu đục thân, cành hại điều”.

Hội nghị này nhằm làm rõ những thông tin không chính xác mà một số báo đài đưa tin về thực trạng sâu đục thân hại điều hiện nay, cũng như bàn những giải pháp phòng trừ loại sâu bệnh này trong thời gian tới.  

Không biết VTV1 lấy số liệu ở đâu?

Vào cuối tháng 9/2018, một số báo đài đưa tin sâu đục thân tấn công cây điều ở tỉnh Bình Phước dẫn đến chết cây, giảm năng suất trên diện tích lớn. Một phóng sự phát trên VTV1 đưa tin rằng có tới trên 22.000ha điều ở Bình Phước bị sâu đục thân gây hại. Thông tin này đã gây hoang mang, lo lắng cho người trồng điều.

16-23-17_su_duc_thn_tren_dieu
Xén tóc nâu (thành trùng sâu đục thân điều)

Trước thông tin đó, Cục BVTV lập đoàn công tác phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước đi kiểm tra xác minh và làm rõ. Kết quả cho thấy, ở Bình Phước, ước tính chỉ có khoảng 800ha bị nhiễm sâu đục thân và đều ở mức độ nhẹ. Ông Lê Thúc Long (Sở NN-PTNT Bình Phước), thông tin cụ thể: ở những vườn điều bị nhiễm sâu đục thân, không có cây nào bị chết, chỉ có một số cành bị chết; không có chuyện điều bị nhiễm sâu đục thân trên diện rộng với nhiều cây bị chết như một số báo đài đã đưa tin.

Như vậy, diện tích nhiễm sâu đục thân trên thực tế ở Bình Phước hiện nay đang khá khiêm tốn, thấp hơn rất nhiều so với thông tin trên VTV1. Nếu tính cả diện tích bị nhiễm sâu đục thân ở tất cả các tỉnh trồng điều khác, tổng diện tích điều bị nhiễm sâu đục thân cũng không lớn: 3.252ha (Gia Lai 1.284ha; Bình Phước 800ha; Lâm Đồng 720ha; Đồng Nai 416ha; Bình Dương 32ha). Và rõ ràng, tổng diện tích điều trên cả nước bị nhiễm sâu đục thân hiện nay cũng thấp hơn rất nhiều so với diện tích điều bị nhiễm sâu đục thân ở Bình Phước được nêu trong phóng sự của VTV1.

Ông Đỗ Văn Vấn (Trung tâm BVTV phía Nam), cho hay, khi Cục BVTV làm việc với Sở NN-PTNT Bình Phước về thông tin liên quan đến sâu đục thân trong phóng sự của VTV1, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Phước đã khẳng định không hề cung cấp thông tin về diện tích điều bị nhiễm sâu được thân cho VTV. Do đó, không biết VTV lấy số liệu ở đâu mà nêu rằng có tới hơn 22.000ha điều ở Bình Phước?  

Chú trọng canh tác và sinh học

Tuy diện tích cây điều bị nhiễm sâu đục thân hiện không lớn, nhưng theo ông Đào Văn Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, sâu đục thân đang có xu hướng tăng mạnh, do đó cần được đưa vào đối tượng điều tra để quản lý. Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV, cũng cho rằng, tuy đang là loại dịch hại thứ yếu, nhưng sâu đục thân trên điều sẽ được điều tra để quản lý như bọ xít muỗi, thán thư…

Sâu đục thân gây hại cây điều thực chất là loài xén tóc. Loài này là sâu gây hại thường xuyên. Con trưởng thành đẻ trứng chủ yếu vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Các diện tích điều bị hại chủ yếu là những vườn của người dân tộc thiểu số, không được đầu tư chăm sóc, tỉa cành, tạo tán…

TS Trần Công Khanh, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều, cho biết, sâu đục thân hại điều là đối tượng gây hại quan trọng nhưng không nghiêm trọng, vì nó có vòng đời khá dài (gần 1 năm) nên không có khả năng phát triển thành dịch bệnh. Với loại sâu này, nên phòng hơn là trừ, vì khi nó đã đục vào thân, vào cành thì rất khó dùng thuốc để tiêu diệt.

Để phòng trừ có hiệu quả sâu đục thân hại điều, nhiều đại biểu cho rằng 2 phương pháp quan trọng nhất là canh tác và sinh học. Theo đó, sau khi thu hoạch dứt điểm, cần làm vệ sinh vườn, cắt tỉa cành già cỗi, cành vô hiệu… nhằm tạo thông thoáng cho vườn điều, loại bỏ trứng, ấu trùng xén tóc nằm bên trong các cành nhánh vô hiệu và hạn chế nơi trú ẩn của xén tóc trưởng thành. Nên thực hiện tỉa cành, tạo tán 2 lần/năm.

Biện pháp sinh học quan trọng nhất là nhân nuôi kiến vàng trong vườn điều. Loại kiến này có khả năng cao trong việc khống chế sự phát triển của xén tóc. Ruồi ký sinh họ Tachinidae ký sinh trên sâu non cũng là một giải pháp cần được tính tới…

Tỉa cành tạo tán cho điều lần đầu tiến hành ngay sau vụ thu hoạch kết thúc vào tháng 4, kết hợp với việc dọn vườn, phát quang bụi rậm, bón phân đợt 1 cho cây. Lần thứ 2 tiến hành vào tháng 9 kết hợp với việc làm cỏ, bón phân đợt 2. Các cành lá sau khi tỉa bỏ phải được dọn khỏi vườn cây và đốt để tiêu hủy sâu non, sâu trưởng thành còn nằm bên trong. Dùng nước vôi hoặc dung dịch Bordeaux quét quanh gốc điều từ 1,5m trở xuống và quét các vết cắt cành co đường kính lớn hơn 1cm nhằm ngăn chặn nấm bệnh và xén tóc trưởng thành đến đẻ trứng.
THANH SƠN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 64


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1169889

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72852598