06:14 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không để dịch cúm gia cầm lây lan rộng

Thứ năm - 05/03/2020 21:02
Tất cả các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm chưa được tiêm phòng; đặc biệt trên các đàn vịt của các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm (trước đó nuôi lợn).
 
Cả nước hiện có 37 ổ dịch cúm gia cầm. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Báo cáo của Bộ NN&PTNT về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, ngày 5/3, cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có 43 ổ dịch cúm gia cầm (bao gồm 38 ổ dịch do virus cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do virus cúm A/H5N1).

Dịch cúm gia cầm xuất hiện tại 13 tỉnh, thành phố. Cụ thể tại: Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Dương và Trà Vinh.

Tổng số gia cầm chết, buộc tiêu hủy là 137.180 con. Hiện nay, cả nước có 37 ổ dịch cúm gia cầm tại 11 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.

Ngày 5/3, Bộ NN&PTNT đã tổ chức cuộc họp Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. 

Tại cuộc họp, phương án trước mắt được đề ra đó là sẽ tổ chức kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc trên địa bàn các địa phương có dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán các loại thuốc, vaccine không bảo đảm chất lượng, thuốc giả, chưa được phép lưu hành, gian lận thương mại,… các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, găm hàng, tăng giá gây khó khoăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua thuốc, vaccine để phòng chống dịch bệnh trên động vật; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. 

Theo ông Nguyễn Văn Long,  Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tất cả các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm chưa được tiêm phòng; đặc biệt trên các đàn vịt của các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm (trước đó nuôi lợn). 

Thực tế triển khai tại địa phương cho thấy ngay sau khi phát hiện ổ dịch, chính quyền và cơ quan chuyên môn đã xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm bị bệnh, dương tính với virus cúm gia cầm, chưa có hiện tượng lây lan rộng; tổ chức sát trùng bằng vôi bột, phun hóa chất; khoanh vùng và lập các chốt kiểm dịch tạm thời để chống dịch; tiêm phòng bao vây ổ dịch và tiêm phòng các đàn gia cầm có nguy cơ cao.

Tuy nhiên, một vấn đề mấu chốt là hệ thống thú y cơ sở, nhất là thú y cấp thôn, xã, huyện không còn hoặc không nắm được tình hình, không báo cáo nên cơ quan thú y cấp tỉnh không nắm được để hướng dẫn, xử lý kịp thời trước khi dịch xảy ra.

Theo ông Long, hệ thống thú y cơ sở, nhất là thú y cấp thôn, xã, huyện ở nhiều nơi không còn hoặc đã sáp nhập thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh khó kiểm soát.

"Thực tế phòng chống dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm thời gian qua cho thấy, thiếu hệ thống chân rết thú y cơ sở khiến việc phát hiện dịch, kiểm soát dịch bệnh vô cùng khó khăn, ngay cả tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia cầm ở một số địa phương còn thấp cũng là do thiếu hệ thống thú y cơ sở.

Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp với việc xuất hiện nhiều chủng virus mới và cả những biến thể, rất cần lực lượng thú y cơ sở là những chốt chặn đầu tiên trong phát hiện, xử lý dịch, không để lây lan ra cộng đồng" - ông Long nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, chính quyền và cơ quan chuyên môn tại một số địa phương (Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thanh Hóa) chưa chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch; Bộ NN& PTNT đã phải gửi công văn đến Chủ tịch UBND các tỉnh này để đôn đốc địa phương thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh, không được để dịch lây lan trên diện rộng.

Theo đánh giá của Cục Thú y về nguyên nhân bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp chủ yếu là do tổng đàn gia cầm rất lớn (trên 467 triệu con), trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; kết quả giám sát chủ động cho thấy mức độ virus cũm gia cầm còn lưu hành ở mức tương đối cao.

Bên cạnh đó, tiêm vaccine cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ; nhiều tỉnh, thành tỷ lệ tiêm chỉ đạt khoảng 10-20%, thậm chí chỉ khi xuất hiện dịch mới làm thủ tục xin kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng (dù tháng 10 hằng năm, Bộ NN&PTNT đều có văn bản đôn đốc các tỉnh xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, trong đó có kế hoạch mua vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi).

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, sự lưu hành virus cúm gia cầm, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Tăng cường giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.

Đỗ Hương/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 33475

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 550977

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778292